Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Quan điểm và chính sách của Nhật Bản đối với tiến trình liên kết ở Đông Á

(LLCT) - Quan điểm của Nhật Bản về tiến trình liên kết Đông Á đã được tượng hình rất sớm, từ chính sách Đông Nam Á trong Học thuyết Fukuda (1977) đến ý tưởng xây dựng Cộng đồng Đông Á trong quan điểm Hatoyama (2009). Mặc dù chính trường Nhật Bản có nhiều thay đổi, song qua từng thời kỳ, với những đời thủ tướng khác nhau, Nhật Bản vẫn luôn thể hiện sự quan tâm lớn tới tình hình khu vực thông qua đường lối, chính sách đối ngoại sắc sảo của các đảng cầm quyền. Bằng những hành động thiết thực, Nhật Bản đã có những đóng góp to lớn trong việc thúc đẩy hợp tác các nước trong khu vực Đông Á, góp phần hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Cộng đồng Đông Á của Thủ tướng Hatoyama.

 Kinh nghiệm xây dựng đảng cầm quyền ở Cộng hòa Xingapo

Kinh nghiệm xây dựng đảng cầm quyền ở Cộng hòa Xingapo

(LLCT) - Với sự hoạt động có hiệu quả của cả hệ thống chính trị mà quan trọng là của các đảng chính trị với vai trò của một đảng nổi trội cầm quyền, Xingapo đã tìm ra cho mình một hướng đi phù hợp với nền dân chủ phương Đông, đồng thời hoà nhập với sự phát triển chung của thế giới hiện đại. Kinh nghiệm của các đảng chính trị Xingapo nói chung và đặc biệt của đảng cầm quyền PAP là những điều chúng ta có thể nghiên cứu và tham khảo.

Kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số nước

(LLCT) - Đào tạo, bồi dưỡng công chức có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả của nền hành chính nhà nước đối với mọi quốc gia. Mỗi quốc gia có những kinh nghiệm khác nhau trong vấn đề đào tạo, bồi dưỡng công chức, song nghiên cứu, trao đổi, học tập những kinh nghiệm của các nước là việc làm cần thiết để giúp chúng ta tìm ra cách làm, bước đi thích hợp với hoàn cảnh, điều kiện của đất nước mình.

Định hướng phát triển của các nước Mỹ Latinh dưới chính thể cánh tả

(LLCT) - Lực lượng cánh tả đã thực sự đóng vai trò chủ đạo trong đời sống chính trị - xã hội khu vực. Tuy vậy, các Chính phủ hiện tại không có sự đồng nhất về chính sách kinh tế nên thực quyền chính trị cũng có sự khác biệt. Cho nên, việc định hướng phát triển của các quốc gia này cũng khác nhau về mức độ và quy mô.

 

Tác động của cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở Đông Nam Á với Việt Nam

(LLCT) - Việt Nam, với tư cách là thành viên tích cực của ASEAN, đang trên đà phát triển mạnh mẽ, có tiềm năng phát triển lớn với nhiều hải cảng nước sâu, lại nằm trên các trục giao thông huyết mạch của khu vực và quốc tế, nên có vị trí rất quan trọng trong sự gia tăng cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. Trong lịch sử, Việt Nam đã từng là “khu đệm”, là “bàn đạp” của các cuộc tranh giành ảnh hưởng ở khu vực. Bởi vậy, bất kỳ biến động nào trong quan hệ giữa các nước lớn ở khu vực Đông Nam Á đều tác động cả tích cực lẫn tiêu cực đến an ninh và phát triển của Việt Nam.  

Những chặng đường phát triển hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Trung Quốc

(LLCT) - Đại hội đại biểu Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ XVIII từ ngày 8 đến 14-11-2012, nêu chủ đề: “Giương cao ngọn cờ chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc dưới sự dẫn dắt của lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết Ba đại diện và quan điểm phát triển khoa học, giải phóng tư tưởng, thực hiện chính sách cải cách mở cửa, tăng cường sức mạnh, vượt qua mọi khó khăn, kiên định con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc và phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả”(1).

Một số điểm nhấn quan trọng của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc

(LLCT) - Từ ngày 8 đến 14-11-2012, tại Bắc Kinh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tiến hành Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII. Chủ đề của Đại hội là: “Giương cao ngọn cờ vĩ đại chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, lấy lý luận Đặng Tiểu Bình, tư tưởng quan trọng "ba đại diện" và quan điểm phát triển khoa học làm chỉ đạo, giải phóng tư tưởng, cải cách mở cửa, tập trung sức mạnh, đột phá vượt qua khó khăn, kiên định bất di bất dịch tiến lên trên con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, phấn đấu hoàn thành xây dựng toàn diện xã hội khá giả".

Phương châm "cho nhiều", "lấy ít" trong chính sách tam nông của Trung Quốc

(LLCT)- Trung Quốc có khoảng 900 triệu nhân khẩu nông thôn, chiếm 70% dân số. Chính sách tam nông của Chính phủ làm cho nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc thực sự khởi sắc, bước vào giai đoạn phát triển nhất trong lịch sử. Việt Nam vốn là nước nông nghiệp truyền thống với trên 70% dân số làm nông nghiệp, tổng giá trị nông nghiệp chiếm 20% GDP. Nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam. Vì vậy, những thành công của tam nông Trung Quốc có thể là những gợi ý, những tham khảo tốt cho Việt Nam.

Vấn đề "cánh tả","cánh hữu" của các đảng chính trị ở Đức hiện nay

(LLCT)– Căn cứ vào đâu để có thể coi một đảng nào đó là cánh tả? Sự phân loại tả - hữu là một câu chuyện phức tạp. Người ta có thể ngược dòng lịch sử để truy tìm từ nguyên của khái niệm đảng cánh tả đảng cánh hữu cũng như ý nghĩa hết sức khác nhau về văn hoá, dân tộc học và chính trị học của trục quan hệ đối lập này ở các dân tộc và khu vực.

Xu hướng phát triển mới của nền kinh tế thế giới và những điều chỉnh của các nhà nước quốc gia

(LLCT)-Thế giới và Việt Nam đang và sẽ tiếp tục phải giải quyết nhiều vấn đề lớn, phức tạp, kéo dài và liên quan đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở cả cấp vĩ mô và vi mô. Khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu những năm gần đây càng tạo thêm sức ép và bộc lộ cơ hội giải quyết những vấn đề yếu kém hiện tồn. Nằm trong khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm của nền kinh tế thế giới, Việt Nam không thể không chịu tác động của những xu hướng phát triển kinh tế quốc tế. Những xu hướng này tạo ra nhiều cơ hội, song có cả những thách thức to lớn cho quá trình chuyển đổi và phát triển kinh tế.

Hợp tác Mỹ - các nước tiểu vùng sông Mê Công đầu thế kỷ XXI

(LLCT)-Bước sang thế kỷ XXI, sông Mê Công đang được thế giới biết đến với những chương trình hợp tác xuyên quốc gia, xuyên châu lục. Sự có mặt của một số nước lớn trong các sáng kiến hợp tác với khu vực Mê Công chứng tỏ sức hấp dẫn từ vị trí chiến lược của khu vực này. Các sáng kiến hợp tác trong khu vực Mê Công như: GMS, Mê Công với nước thứ ba (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia..), đặc biệt là hợp tác Mỹ - Mê Công  đang góp phần làm nên “một tinh thần sông Mê Công” hướng tới sự phát triển bền vững, hòa trong nhịp đập sôi động của khu vực Đông Nam Á hiện nay.    

Mô hình tổ chức và hoạt động của Đảng Cộng sản Liên Xô - những bài học từ thực tiễn lịch sử

(LLCT) - Những khiếm khuyết của mô hình CNXH Xôviết nói chung và mô hình tổ chức hệ thống chính trị và Đảng cầm quyền nói riêng, nguyên nhân trực tiếp của nó là mất dân chủ trong Đảng cũng như toàn xã hội; sự tha hoá biến chất đội ngũ cán bộ cao cấp của Đảng và đường lối sai lầm, khiến Đảng Cộng sản Liên Xô phân liệt, tan rã, dẫn đến Liên bang Xôviết khủng hoảng, sụp đổ. Đó là kết cục đau xót song rất đáng để chúng ta suy ngẫm và rút kinh nghiệm.

Xây dựng nông thôn mới của Nhật Bản và một số gợi ý cho Việt Nam

(LLCT)-Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Chính phủ đã có quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4-6-2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Trong đó, xác định mục tiêu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chí nông thôn mới và đến năm 2020 có 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Chủ trương xây dựng nông thôn mới của Đảng và Nhà nước ta là chủ trương có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong thời kỳ mới.

Chính sách biển Đông của Mỹ hiện nay

Chính sách biển Đông của Mỹ hiện nay

(LLCT)-Những năm gần đây, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông ngày càng diễn biến phức tạp, trở thành một vấn đề nóng bỏng, thu hút mạnh sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Tính chất phức tạp của vấn đề Biển Đông có nguy cơ đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực. Hiện trạng này đã và đang làm dấy lên sự quan ngại sâu sắc của các quốc gia về an ninh trên Biển Đông.

 

Nhận diện sức mạnh mềm Trung Quốc và ứng xử của Việt Nam

Nhận diện sức mạnh mềm Trung Quốc và ứng xử của Việt Nam

(LLCT)-Về đối nội, để tăng sức hấp dẫn của hệ giá trị xã hội Trung Quốc, bản thân giới tinh hoa Trung Quốc đã và đang cố gắng vạch ra những tiêu chí khả dĩ củng cố được nhân tâm trong nước và tăng sức hấp dẫn với bên ngoài.

Trang 27 trong tổng số 28 trang.

Thông tin tuyên truyền