Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị của Tạp chí Lý luận chính trị

Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị của Tạp chí Lý luận chính trị

TS NGUYỄN THỊ LAN
ThS TRẦN THU HƯƠNG

Tạp chí Lý luận chính trị

(LLCT) - Tạp chí Lý luận chính trị thời gian qua đã phản ánh khá sinh động, kịp thời các kết quả công tác lý luận của Đảng, phục vụ nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Học viện. Tuy vậy, yêu cầu ngày càng cao từ công tác lý luận đòi hỏi Tạp chí cần tiếp tục nâng cao hơn nữa năng lực nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở năm 2023 “Nâng cao năng lực nghiên cứu, phát triển lý luận chính trị của Tạp chí Lý luận chính trị”, do Tạp chí Lý luận chính trị là cơ quan chủ trì.
 

Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm nhiệm vụ

Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ngang tầm nhiệm vụ

ThS ĐỖ TIẾN CẨN
Trường Chính trị tỉnh Quảng Ngãi

(LLCT) - Trong những năm qua, tỉnh Quảng Ngãi luôn xác định phát triển nguồn nhân lực, trọng tâm là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của hệ thống chính trị là nhiệm vụ đột phá và đã đạt được một số kết quả quan trọng. Tuy nhiên, công tác này còn những hạn chế, bất cập, nhất là việc thiếu hụt đội ngũ cán bộ trẻ kế cận. Vì vậy, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX (nhiệm kỳ 2020-2025) đã xác định xây dựng đội ngũ cán bộ hệ thống chính trị là nhiệm vụ chiến lược.
 

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân

ThS VŨ THỊ THÙY
Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 

(LLCT) - Tư tưởng Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân là một trong những tư tưởng lớn, có giá trị lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc. Bài viết làm rõ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thực trạng thực hiện ở Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa và đề xuất một số giải pháp vận dụng tư tưởng của Người trong tăng cường mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân trong thời gian tới.
 

Những chuyển biến lớn về chính sách xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam qua các cuộc đối thoại với công nhân

Những chuyển biến lớn về chính sách xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam qua các cuộc đối thoại với công nhân

ĐINH CÔNG TUYẾN
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Đối thoại chính sách là phương thức phổ biến trong hoạch định, thực thi và điều chỉnh chính sách. Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm nâng cao vai trò, vị thế của giai cấp công nhân, đáp ứng quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc tổ chức các cuộc đối thoại với công nhân hằng năm là dịp để Chính phủ nhìn nhận, đánh giá, bổ sung, điều chỉnh chính sách phù hợp với từng giai đoạn phát triển đất nước. Bài viết phân tích thực trạng thực thi và những chuyển biến về chính sách qua các lần đối thoại với công nhân, từ đó đề xuất phương hướng phát huy vai trò của các chủ thể tham gia đối thoại nhằm xây dựng giai cấp công nhân ngày càng vững mạnh.
 

Phân cấp, phân quyền và việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng bộ cấp xã (qua thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh)

Phân cấp, phân quyền và việc nâng cao năng lực lãnh đạo của đảng bộ cấp xã (qua thực tiễn tỉnh Hà Tĩnh)

TS TRẦN MAI HÙNG
Viện Chính trị học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Bài viết làm rõ cơ chế phân cấp, phân quyền trong mối quan hệ với việc nâng cao năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ cấp xã qua thực tiễn Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở đó, đề xuất khuyến nghị làm rõ cơ chế phân cấp, phân quyền đối với cấp xã, động viên người đứng đầu dám nghĩ, dám làm, sáng tạo nhằm nâng cao năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị.
 

Phát triển nguồn nhân lực vùng Tây Bắc - Thực trạng và giải pháp

Phát triển nguồn nhân lực vùng Tây Bắc - Thực trạng và giải pháp

TS LÊ THÚY HẰNG
Học viện Chính trị khu vực I

(LLCT) - Bài viết phân tích làm rõ chất lượng của nguồn nhân lực ở vùng Tây Bắc trên các phương diện trình độ học vấn, chuyên môn, nghề nghiệp; những thách thức hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng các mục tiêu trước mắt và lâu dài trong xây dựng và phát triển vùng.

Lao động - việc làm, giáo dục, y tế hiện nay và định hướng giải pháp

Lao động - việc làm, giáo dục, y tế hiện nay và định hướng giải pháp

TS NGÔ NGÂN HÀ
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
PGS, TS NGUYỄN ĐỨC CHIỆN

Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

(LLCT) - Bối cảnh kinh tế thế giới phục hồi chậm sau đại dịch Covid-19, xung đột Nga - Ucraina diễn biến phức tạp, song tình hình kinh tế Việt Nam có sự phục hồi, khởi sắc, thị trường lao động có nhiều điểm sáng, lao động có việc làm và thu nhập của lao động. Thực tế này phản ánh chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ đã phát huy hiệu quả các gói hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động phục hồi kinh tế. Tuy nhiên, một số vấn đề xã hội nảy sinh vẫn chưa có giải pháp giải quyết triệt để.
 

Chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ

Chất lượng đội ngũ giảng viên các trường đại học vùng Bắc Trung Bộ

ThS PHẠM VĂN HÙNG
Trường Đại học Hồng Đức

(LLCT) - Hiện nay, vùng Bắc Trung Bộ có 2 trường đại học trọng điểm quốc gia là Đại học Huế, Đại học Vinh và 8 trường đại học công lập là Đại học Hồng Đức, Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh, Đại học Y khoa Vinh, Đại học Kinh tế Nghệ An, Đại học Hà Tĩnh, Đại học Quảng Bình, Học viện Âm nhạc Huế cùng 3 trường đại học tư thục là Đại học Công nghiệp Vinh, Đại học Công nghệ Vạn Xuân và Đại học Dân lập Phú Xuân.

 

Vận dụng quan điểm đổi mới sáng tạo trong cuốn sách của Tổng Bí thư, tạo động lực mới đưa Quảng Nam phát triển nhanh và bền vững

Vận dụng quan điểm đổi mới sáng tạo trong cuốn sách của Tổng Bí thư, tạo động lực mới đưa Quảng Nam phát triển nhanh và bền vững

ThS NGUYỄN THANH BÌNH
Trường Chính trị tỉnh Quảng Nam

(LLCT) - Đổi mới sáng tạo để tạo động lực mới phát triển nhanh và bền vững đất nước là một trong những quan điểm cốt lõi, nổi bật trong cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và trong Văn kiện Đại hội XIII của Đảng. Bài viết phân tích những định hướng, tư tưởng chỉ đạo để đưa quan điểm đổi mới sáng tạo thành động lực mới của sự phát triển và đưa ra những giải pháp nhằm vận dụng vào thực tiễn tỉnh Quảng Nam.
 

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ Khối  các cơ quan Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh

ThS HÀ THỊ HỒNG HẢI
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tại
Thành phố Hồ Chí Minh

(LLCT) - Công tác giáo dục chính trị tư tưởng là một bộ phận trong công tác tư tưởng của Đảng, là lĩnh vực trọng yếu để xây dựng, bồi đắp lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị cho cán bộ, đảng viên, tạo sự thống nhất về ý chí và hành động trong toàn Đảng. Bài viết làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh.
 

Thực hiện các nguyên tắc “dân tộc, khoa học, đại chúng”  trong phát triển văn hóa Việt Nam

Thực hiện các nguyên tắc “dân tộc, khoa học, đại chúng” trong phát triển văn hóa Việt Nam

TS NGUYỄN THỊ THẾ
Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Đề cương về văn hóa Việt Nam năm 1943 là một văn kiện có ý nghĩa đặc biệt đối với cách mạng Việt Nam. Từ các nguyên tắc trong bản Đề cương: “dân tộc, khoa học, đại chúng”, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa đã không ngừng được bổ sung, phát triển qua các giai đoạn cách mạng. Sau 80 năm, những nguyên tắc đó vẫn còn nguyên giá trị lý luận và thực tiễn, là cơ sở để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế hiện nay.
 

Công tác giảm nghèo bền vững ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Công tác giảm nghèo bền vững ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

ThS VÕ THỊ KIM HUỆ
Học viện Chính trị khu vực IV

(LLCT) - Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất giàu tiềm năng và lợi thế, là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Thời gian qua, chính sách xóa đói, giảm nghèo các địa phương thực hiện đã đạt được rất nhiều thành tựu to lớn, tốc độ giảm nghèo nhanh. Hiện nay để thực hiện chính sách giảm nghèo theo hướng bền vững, đa chiều cần có những giải pháp phù hợp, bảo đảm mục tiêu tiến bộ và công bằng xã hội.
 

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính trong quản lý đất đai

Bảo đảm quyền con người trong hoạt động kiểm sát giải quyết các vụ án hành chính trong quản lý đất đai

ThS ĐỖ PHƯỚC TRUNG
Viện Kiểm sát nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LLCT) - Lý luận, pháp luật và thực tiễn kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính trong quản lý đất đai là nhằm góp phần bảo đảm quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Qua phân tích vấn đề lý luận và pháp lý, thực trạng hiện nay, bài viết đề xuất sự cần hoàn thiện thể chế, tổ chức và cán bộ, tăng cường công tác phối hợp cũng như kiến nghị với các cơ quan Trung ương nhằm bảo đảm nhân quyền trong kiểm sát việc giải quyết các vụ án.

Nội luật hóa Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và một số thách thức trong bảo đảm quyền trẻ em tại Việt Nam

Nội luật hóa Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em và một số thách thức trong bảo đảm quyền trẻ em tại Việt Nam

ThS NGUYỄN VĂN CHIẾN
Ủy ban nhân dân huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An

(LLCT) - Nội luật hóa Công ước quốc tế vào hệ thống pháp luật quốc gia là nghĩa vụ của quốc gia thành viên khi tham gia vào các công ước quốc tế. Việt Nam đã thể hiện nỗ lực rất lớn khi đã nội luật hóa hầu hết các quyền trẻ em được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 vào pháp luật quốc gia. Song, việc bảo đảm quyền trẻ em tại Việt Nam vẫn còn gặp không ít thách thức. Bài viết làm rõ thực trạng nội luật hoá Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1989 tại Việt Nam và những thách thức trong việc bảo đảm quyền trẻ em tại Việt Nam.
 

Bảo đảm an ninh con người ở đồng bằng sông Cửu Long

Bảo đảm an ninh con người ở đồng bằng sông Cửu Long

ThS VŨ THỊ BÍCH
Học viện Chính trị khu vực IV

(LLCT) - Bảo đảm an ninh con người là nội dung quan trọng gắn liền với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới. Bài viết đánh giá thực trạng bảo đảm an ninh con người ở đồng bằng sông Cửu Long trên các lĩnh vực an ninh kinh tế, an ninh lương thực, an ninh y tế, an ninh môi trường, an ninh cá nhân, an ninh cộng đồng và an ninh chính trị. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc bảo đảm an ninh con người trên địa bàn trong thời gian tới.
 

Trang 1 trong tổng số 58 trang.

Thông tin tuyên truyền