Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Tính chất địa chính trị của liên kết song phương Việt Nam với các nước láng giềng

(LLCT) - Chính sách đối ngoại “Việt Nam làm bạn với tất cả các nước” đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, nâng cao sức mạnh quốc gia của Việt Nam. Trong số các quan hệ quốc tế rộng lớn, đa tầng nấc đó của Việt Nam, thì hệ thống các liên kết song phương, nhất là liên kết với các đối tác chiến lược giữ một vai trò rất quan trọng. Chúng đã bảo đảm cho đất nước ta có hoà bình, ổn định và phát triển trong gần  3 thập niên qua.

 

Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước Lào về phát triển kinh tế du lịch

 
(LLCT) - Trong công cuộc CNH, HĐHđất nước Lào hiện nay, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã đề ra những chủ trương, chú trọng phát triển hoạt động du lịch, chỉ đạo,ban hành và tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách vềdu lịch. Đại hộiĐảng Nhân dân Cách mạng Lào VIIxác định: “Thúc đẩy đầu tư phát triển địa điểm du lịch, phát triển nguồn nhân lực về du lịch, củng cố cơ chế quản lý du lịch, các ngành có liên quancác địa phương phải có kế hoạch phát triển du lịch phù hợp với điều kiện hiệnnay”(1)Nội dung này cũng được ghi nhận trong Điều 30 của Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (CHDCND) năm 2003 và Điều 4 của Luật Du lịch năm 2005.

Những tiêu chí cơ bản đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào

(LLCT) - Ngành lao động và phúc lợi xã hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, dạy nghề, phát triển kỹ năng nghề, tiền lương, lao động, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp và quản lý các quỹ bảo hiểm xã hội), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng, chống tệ nạn xã hội… trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, ngành còn quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.

Biển và chiến lược biển của một số quốc gia hiện nay

(LLCT) - Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã và đang coi biển đảo và đại dương là định hướng chiến lược phát triển chủ yếu của mình với cáctuyến hải vận nối liền các lục địa với nhau và là nơi có các căn cứ quân sự của một số quốc gia. Điều quan trọng hơn, biển còn là “máy” điều hoà khí hậu trái đất, vì biển giàu tài nguyên với một khối lượng nước khổng lồ, nó có thể hấp thụ 70% năng lượng mặt trời, bốc hơi mỗi ngày gần 1,5 tỷ m3 nước để biến thành mưa, cung cấp nước ngọt cho trái đất. Nếu đại dương bị hủy hoại, khí hậu trái đất sẽ trở nên rất khắc nghiệt, không bảo đảm sự sống cho hành tinh của con người.

Davos 2015 - Tháo gỡ các thách thức, hướng tới tương lai

Davos 2015 - Tháo gỡ các thách thức, hướng tới tương lai

Hàng nghìn lãnh đạo doanh nghiệp, chính trị gia hàng đầu thế giới, giới trí thức và các nhà báo đã tới Davos (Thụy Sĩ) để tham dự Hội nghị thường niên Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) lần thứ 45 với việc thảo luận biện pháp tháo gỡ những thách thức hiện nay và tìm ra những ý tưởng phát triển mới cho nền kinh tế thế giới.
 

Cải cách hành chính nhà nước ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào

(LLCT) - Đại hội VIII của Đảng NDCM Lào (2006) xác định rõ: “phải chú ý củng cố hệ thống bộ máy hành chính của Nhà nước theo hướng cơ quan hành chính cấp Trung ương phải ngọn nhẹ và làm nhiệm vụ quản lý vĩ mô là chủ yếu, cơ quan hành chính cấp địa phương phải có khả năng và đủ sức tổ chức thực hiện”. Theo tinh thần đó, Chính phủ đã xây dựng và triển khai Đề án phát triển hành chính nhà nước, là một trong những dự án ưu tiên của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ 6.

Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo ở Philíppin

(LLCT) - Philíppin có khoảng 4 triệu tín đồ hồi giáo (chiếm 5% dân số cả nước), song hoạt động vũ trang dai dẳng của họ đã thu hút sự quan tâm lớn, trở thành một vấn đề phức tạp, nan giải - “Vấn đề Moro” (Moro là tên gọi chung dùng để chỉ các dân tộc thiểu số theo Hồi giáo ở miền Nam Philíppin). Ở Philíppin, cộng đồng tín đồ Hồi giáo thuộc 13 nhóm ngôn ngữ, tập trung chủ yếu ở miền Nam trên các đảo Mindanao, quần đảo Sulu vào đảo Palawan. Hồi giáo du nhập vào miền Nam Philíppin từ cuối thế kỷ XIV, trở thành tôn giáo của người Moro và hình thành nên một số tiểu quốc Hồi giáo ở đây.

Những lập luận chính trị căn bản của chủ nghĩa lập hiến

(LLCT) - Trong đời sống chính trị đương đại, hiến pháp có vai trò đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến tính chính đáng của đời sống chính trị và nền dân chủ. Nó xác lập mục đích và nhiệm vụ cốt yếu của chính quyền, quyền hạn của mỗi cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước, quan hệ giữa chính quyền và xã hội, quan hệ giữa các cơ quan trong chính quyền, những giới hạn mà chính quyền được làm, quyền con người và quyền công dân. Đó chính là những quan hệ cơ bản nhất trong xã hội cần hiến định.

Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng của Cộng hòa Phần Lan

(LLCT) - Ngày nay, tham nhũng đã trở thành một vấn nạn của hầu hết các quốc gia trên thế giới, gây ra những tác hại lớn cho đời sống chính trị, kinh tế và xã hội. Phần Lan là một trong những quốc gia có tỷ lệ tham nhũng thấp nhất trên thế giới, vì vậy Việt Nam có thể tham khảo những kinh nghiệm của quốc gia này để áp dụng vào quá trình đấu tranh phòng và chống tham nhũng.

Cơ chế thực hiện dân chủ nội bộ của các đảng cầm quyền ở Vương quốc Anh

(LLCT) - Trong nền dân chủ đa đảng ở Anh, việc thực hiện dân chủ nội bộ có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các đảng, trước hết để lựa chọn được các nhà lãnh đạo có khả năng và đưa ra được các chính sách sát với nhu cầu thực tế. Bài viết đề cập đến cơ chế thực hiện dân chủ nội bộ của hai đảng: Đảng Bảo thủ và Đảng Lao động.

Quan hệ đặc biệt, tình đoàn kết trong sáng Việt Nam - Cu Ba không ngừng phát triển

(LLCT) - Thắng lợi ngày 1-1-1959 là kết quả tất yếu của sự nghiệp đấu tranh vẻ vang của dân tộc Cu Ba kể từ cuộc đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân Tây Ban Nha ở thế kỷ XIX và chống lại các thế lực tham nhũng và bất công đã nhấn chìm nhân dân trong nghèo đói, phân biệt đối xử và bất bình đẳng trong suốt hơn nửa đầu của thế kỷ XX. Ban biên tập Tạp chí  trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Ngài Herminio Diaz Lopez tại Lễ kỷ niệm 55 năm ngày Cách mạng Cuba thành công.

Những thách thức đối với ASEAN trên con đường hướng tới một cộng đồng đầy đủ và toàn diện

(LLCT) - ASEAN đã trải qua chặng đường dài phát triển, đang từng bước xây dựng một cộng đồng ASEAN gắn bó đầy đủ và toàn diện vào năm 2015. Để đạt được mục tiêu đó, chính phủ các quốc gia ASEAN cần vượt qua nhiều thách thức trên nhiều lĩnh vực.

 

Bảo vệ chủ quyền quốc gia và độc lập dân tộc trong thế giới toàn cầu hóa

(LLCT) - Xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN là hai nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng, toàn dân ta, trong đó bao hàm nhiệm vụ vừa nóng bỏng, cấp bách, vừa cơ bản, lâu dài - đó là bảo vệ chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc. 

Đổi mới công tác quản lý xã hội ở Trung Quốc

(LLCT) - Trong hơn 30 năm cải cách và đổi mới, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu chưa từng có. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế 8,5 - 9%/năm, Trung Quốc đã trở thành nền kinh tế thứ hai thế giới, dự trữ ngoại tệ đạt 3.500 tỷ USD, đời sống vật chất và tinh thần của phần lớn nhân dân không ngừng tăng lên. Trung Quốc đang phấn đấu xây dựng một xã hội phát triển hài hòa: hài hòa giữa con người và tự nhiên, hài hoà giữa con người với xã hội và giữa con người với con người. Để đạt được mục tiêu chiến lược này, có rất nhiều vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý xã hội cần phải giải quyết.

Quản trị công và việc thực hiện lợi ích công cộng

(LLCT) - Quản trị công là phương thức cốt lõi để thực hiện lợi ích công cộng. Chức năng quan trọng của lợi ích công cộng trong quản trị công được thể hiện ở bốn phương diện: chính trị, kinh tế, xã hội và pháp luật. Trong lĩnh vực quản trị công, lợi ích công cộng không phải là sự tổng hợp đơn giản của lợi ích cá thể và lợi ích nhóm. Cái mà lợi ích công cộng phản ánh chính là, trong quá trình quản trị của xã hội đa nguyên, chính phủ và các chủ thể lợi ích liên quan đạt được sự đồng thuận về vấn đề lợi ích và phân phối lợi ích.

Trang 24 trong tổng số 28 trang.

Thông tin tuyên truyền