Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Về quan hệ Trung Quốc - ASEAN từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Về quan hệ Trung Quốc - ASEAN từ sau chiến tranh lạnh đến nay

(LLCT) - Đông Nam Á là khu vực duy nhất để Trung Quốc thực hiện chiến lược ngoại giao của mình. Tuy nhiên, Đông Nam Á cũng có lợi thế kinh tế quan trọng đối với Mỹ và Nhật Bản, vì vậy khu vực này trở thành nơi cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn. 

Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn tại khu vực Nam Á

(LLCT) - Khu vực Nam Á  gồm 8 nước(1), có vị trí địa chiến lược quan trọng của châu Á và thế giới. Trong đó, Ấn Độ là một nước lớn, có vị thế quan trọng trên trường quốc tế. Pakítxtan, Ápganítxtan, Xri Lanca là cửa ngõ chiến lược giữa tiểu lục địa Ấn Độ với thế giới. Bởi vậy, khu vực này luôn thu hút sự quan tâm của các nước lớn, nhằm phục vụ mục tiêu chiến lược toàn cầu.

Tìm hiểu mô hình giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới

Tìm hiểu mô hình giáo dục đại học ở một số nước trên thế giới

(LLCT) - Việc nghiên cứu mô hình giáo dục đại học của các nước phát triển, giúp Việt Nam đúc kết được những kinh nghiệm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đất nước, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Một số kết quả đạt được trong thực hiện Luật khuyến khích đầu tư của Lào

(LLCT) - Đại hội IV của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào (1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước, dần hòa nhịp vào sự phát triển của khu vực và thế giới. Thực hiện đường lối đổi mới với chính sách mở rộng hợp tác kinh tế theo hướng đa phương, đa dạng hóa; mở rộng quan hệ với mọi quốc gia, mọi tổ chức quốc tế trên nguyên tắc tôn trọng, tự do, hòa bình và cùng có lợi, kinh tế Lào phát triển khá mạnh. Từ một nước chậm phát triển, Lào đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất để tiến lên xây dựng nền kinh tế vững mạnh. Một trong những thành công của Lào trong thời kỳ đổi mới, phát triển đất nước là đã thực hiện thành công chủ trương, chính sách khuyến khích đầu tư; đặc biệt là nguồn vốn đầu tư nước ngoài.

Những tác động của các thể chế quốc tế đến nhà nước quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa

(LLCT) - Hầu hết các nước trên thế giới, bất kể là nước phát triển, đang phát triển, chậmphát triển cũng đang trải qua quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ở các mức độ khác nhauvàchịu những ảnh hưởng, tác động từ quá trình hội nhập, toàn cầu hoá. Từ quá trình này, nền kinh tế liên kết giữa các quốc gia, dòng dịch chuyển thực sự của hoạt động tài chính và công nghiệp đã và đang xoá nhòacác đường biên giới quốc gia trên bản đồ. Những đường biên giới này đã và đang biếnmất trên phạm vi rộng lớn, theo đó quyền lựccủa các nhà nước quốc gia đối với các vấn đề như tỷgiá hối đoái, mức thuế, chính sách công nghiệp, tỷlệ thất nghiệp và nhiều vấn đề khác cũng bị suy giảm.

Sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường” và tác động đối với kinh tế, chính trị thế giới

Sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường” và tác động đối với kinh tế, chính trị thế giới

(LLCT) - Phát biểu tại Đại học Nadabaép ngày 7-9-2013 nhân chuyến thăm chính thức Cadắcxtan, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình lần đầu tiên khởi xướng: “Để kết nối chặt chẽ kinh tế, tăng cường hợp tác và mở rộng phát triển trong khu vực Á - Âu, chúng ta nên có một cách tiếp cận sáng tạo và cùng nhau xây dựng một vành đai kinh tế theo con đường tơ lụa”. Một tháng sau, phát biểu trước Quốc hội Inđônêxia, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục đưa ra sáng kiến xây dựng con đường tơ lụa trên biển nhằm đưa kết nối kinh tế - hàng hải đi vào chiều sâu.

Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống đối với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia

Các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống đối với độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia

(LLCT) - Trong tình hình mới, để ứng phó với các yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống, bảo vệ độc lập dân tộc, cần phải tăng cường giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tính chất nguy hiểm của yếu tố đe dọa an ninh phi truyền thống đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. 

Thế chân kiềng địa chiến lược Nga - Trung - Ấn và tác động tới Việt Nam

Thế chân kiềng địa chiến lược Nga - Trung - Ấn và tác động tới Việt Nam

(LLCT) - tác động của các mối quan hệ hai bên và ba bên trong tam giác Nga - Trung - Ấn đến Việt Nam cả hiện tại và tương lai luôn mang tính hai mặt, vừa tích cực, vừa tiêu cực. Vấn đề đặt ra là Việt Nam làm thế nào để nâng cao nội lực, sức mạnh quốc gia tổng hợp. Đó là cơ sở quan trọng nhất để có thể vừa tận dụng tối đa những cơ hội và điều kiện thuận lợi mà tam giác này dù vô tình hay cố ý tạo ra, vừa giảm thiểu những tác động tiêu cực từ các nước này và từ các mối quan hệ của họ.

Sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường” và tác động đối với kinh tế, chính trị thế giới

Sáng kiến hợp tác “Một vành đai, một con đường” và tác động đối với kinh tế, chính trị thế giới

(LLCT) - Phát biểu tại Đại học Nadabaép ngày 7-9-2013 nhân chuyến thăm chính thức Cadắcxtan, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình lần đầu tiên khởi xướng: “Để kết nối chặt chẽ kinh tế, tăng cường hợp tác và mở rộng phát triển trong khu vực Á - Âu, chúng ta nên có một cách tiếp cận sáng tạo và cùng nhau xây dựng một vành đai kinh tế theo con đường tơ lụa”. Một tháng sau, phát biểu trước Quốc hội Inđônêxia, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp tục đưa ra sáng kiến xây dựng con đường tơ lụa trên biển nhằm đưa kết nối kinh tế - hàng hải đi vào chiều sâu.

Vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc

Vị trí của Mỹ trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc

(LLCT) - Kể từ khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân (CHND) Trung Hoa năm 1949 đến nay, quan hệ Trung Quốc - Mỹ đã trải qua nhiều khúc quanh, nhiều biến động lớn và hiện đã trở thành mối quan hệ song phương quan trọng trên thế giới, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân hai quốc gia này mà còn tác động rất lớn đến đời sống chính trị thế giới. Mỹ luôn là nhân tố hàng đầu trong việc hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Trung Quốc.

Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và kinh nghiệm thực thi của một số nước

Pháp luật quốc tế về quyền trẻ em và kinh nghiệm thực thi của một số nước

(LLCT) - Đến những năm cuối thế kỷ XX, các chương trình về bảo vệ trẻ em của UNICEF mới bắt đầu tiếp cận theo “nhóm đối tượng” để đáp ứng nhu cầu của các nhóm trẻ em cần sự bảo vệ đặc biệt, trong đó tập trung vào một số nhóm trẻ em bị những hình thức gây tổn hại chính là: bóc lột, ngược đãi, bỏ rơi và bạo lực. Đến năm 2003, việc tiếp cận bảo vệ trẻ em theo “nhóm đối tượng” được chuyển hướng sang hình thức bảo vệ theo cách “tiếp cận hệ thống” - nghĩa là giải quyết đồng bộ các vấn đề liên quan đến tất cả các nhóm trẻ em, trong đó việc xây dựng môi trường an toàn, thân thiện với trẻ em và thúc đẩy “hệ thống bảo vệ trẻ em” được coi là ưu tiên hàng đầu.

Mấy nét về các tổ chức xã hội ở Hàn Quốc hiện nay

Mấy nét về các tổ chức xã hội ở Hàn Quốc hiện nay

(LLCT) - Đại Hàn Dân Quốc gọi tắt là Hàn Quốc được thành lập năm 1948, có diện tích  100,032km2,dân số 48 triệu người. Theo các học giả Hàn Quốc thì thời kỳ trước năm 1987 (chưa sửa đổi Hiến pháp) gọi là thời kỳ độc tài nên khi bàn về dân chủ hóa và hoạt động của các tổ chức xã hội thì không được chính quyền ủng hộ. Sau khi sửa đổi Hiến pháp (1987) được gọi là thời kỳ dân chủ và hàng loạt các đảng phái cũng như các tổ chức theo khuynh hướng dân chủ ra đời.

 
Kazakhstan coi Việt Nam là đối tác chính trị và kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á

Kazakhstan coi Việt Nam là đối tác chính trị và kinh tế quan trọng ở Đông Nam Á

(LLCT) - Trong khuôn khổ chuyến thăm và dự khóa họp Đại hội đồng liên minh nghị viện lần thứ 132 tại Hà Nội, ngày 30-3-2015, ngài JAKUPOV KABIBULLA KABENOVICH, Chủ tịch Hạ viện nước Cộng hòa Kazakhstan đã thăm và có bài phát biểu tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng đăng bài phát biểu này. Đầu đề do Ban biên tập đặt.

 Vận động quần chúng: Bối cảnh dẫn đến sự trỗi dậy của phong trào xã hội cách mạng, động lực, bản chất và tầm quan trọng

Vận động quần chúng: Bối cảnh dẫn đến sự trỗi dậy của phong trào xã hội cách mạng, động lực, bản chất và tầm quan trọng

(LLCT) - Trong khuôn khổ chuyến thăm Việt Nam và dự Đại hội đồng IPU-132, sáng ngày 2-4-2015, Đoàn đại biểu Quốc hội Venezuela do Nghị sĩ DARIO VIVAS, Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV), Chủ tịch Ủy ban Nội chính đã đến thăm và có bài phát biểu tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tạp chí Lý luận chính trị xin trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu quan trọng này.
 
Hội nghị COP21

Hội nghị COP21

(LLCT) - Từ ngày 30-11 đến ngày 12-12-2015, tại Pari diễn ra Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP 21). Đây là Hội nghị thượng đỉnh các bên tham gia Công ước của các nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo 195 quốc gia trên thế giới, đại diện Liên minh châu Âu (EU), các cơ quan trực thuộc Liên hợp quốc, các tổ chức phi chính phủ (NGO)... với sự tham dự của khoảng 40 nghìn người, bàn về mục tiêu quốc gia giảm lượng phát thải khí nhà kính sau khi Nghị định thư Kyoto sẽ hết hạn vào năm 2020.

Trang 22 trong tổng số 28 trang.

Thông tin tuyên truyền