Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Trung Quốc

Xây dựng tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh ở Trung Quốc

TS VŨ QUỲNH PHƯƠNG
 
Viện Chính trị học,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
 

(LLCT) - Trong quá trình cải cách, mở cửa, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã đưa lại nhiều thách thức khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc phải mở rộng tổ chức của mình trong không gian kinh tế mới này. Bài viết tổng kết quá trình xây dựng, phát triển tổ chức đảng trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đặc biệt là từ Đại hội XVIII (năm 2012) đến nay, đồng thời đưa ra những gợi mở về việc nghiên cứu và phát triển lý luận xây dựng đảng cầm quyền thông quá trình phát triển này.
 

Truyền thông chính trị trên môi trường mạng ở một số quốc gia và kinh nghiệm

TS TRẦN THỊ QUANG HOA
 NGUYỄN DUY QUỲNH
 NGUYỄN THU TRANG

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Hà Nội

NGUYỄN DUY HÀ NGÂN
Trường Đại học Luật Hà Nội

(LLCT) - Cùng với sự phát triển công nghệ, truyền thông chính trị trên môi trường mạng đang ngày càng nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Hoạt động này đạt nhiều hiệu quả trong việc tiếp cận được số đông người dân với tốc độ nhanh chóng hơn các hình thức tuyên truyền truyền thống. Bài viết đưa ra một số khái niệm về truyền thông chính trị và mạng xã hội, tìm hiểu hoạt động truyền thông chính trị trên môi trường mạng tại một số quốc gia, có thể tham khảo trong việc nâng cao hiệu quả hơn nữa công tác này trong thời gian tới.

Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở Lào (Qua thực tiễn các tỉnh miền Trung Lào)

Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở Lào (Qua thực tiễn các tỉnh miền Trung Lào)

BOUNLAY SOULIVANH
NCS Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Đội ngũ cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở Lào có vị trí, vai trò quan trọng trong hệ thống chính trị của mỗi địa phương. Họ trực tiếp chịu trách nhiệm chính trong tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng; chính sách của Nhà nước; tổ chức điều hành công tác, chỉ đạo cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Do đó, xây dựng đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ tỉnh ủy quản lý vững mạnh có ý nghĩa quan trọng trong thúc đẩy phát triển các tỉnh.

Cạnh tranh cường quốc trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden

Cạnh tranh cường quốc trong chiến lược an ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden

TS NGÔ CHÍ NGUYỆN
ThS DƯƠNG THÙY LINH

Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh 

(LLCT) - Chiến lược An ninh quốc gia của chính quyền Tổng thống Joe Biden đề cập đến những lĩnh vực, phạm vi, mối quan tâm an ninh đa dạng của Mỹ, trong đó cạnh tranh nước lớn, mà trọng điểm là giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga tiếp tục là nội dung bao trùm, nổi bật nhất. Chiến lược này thể hiện một số điểm khác biệt so với các chính quyền tiền nhiệm từ cách đánh giá, xác định đối thủ cho đến phạm vi cạnh tranh và các biện pháp hành động, nhất là khi so sánh với Chiến lược An ninh quốc gia năm 2017 dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump.
 

Phát huy vai trò nêu gương trong bồi dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở Lào

Phát huy vai trò nêu gương trong bồi dưỡng đạo đức cách mạng của cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở Lào

SOMVANG PHONKHAMVONGSA
NCS Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Nêu gương và phát huy vai trò nêu gương là một trong các yêu cầu, biện pháp trong công tác xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cũng như xây dựng và chỉnh đốn Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Bài viết phân tích tầm quan trọng của vấn đề nêu gương, thực trạng nêu gương và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của việc nêu gương trong bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho cán bộ diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong thời gian tới.
 

Cạnh tranh kinh tế trên thế giới và giải pháp để Việt Nam bảo đảm các lợi ích chiến lược

Cạnh tranh kinh tế trên thế giới và giải pháp để Việt Nam bảo đảm các lợi ích chiến lược

ThS HÀ THỊ VÂN ANH
Viện Kinh tế chính trị,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Hiện nay, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn có xu hướng ngày càng gay gắt và quyết liệt, đặc biệt trên lĩnh vực kinh tế. Trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, nhiều sự kiện và nhân tố mới đã xuất hiện, tác động mạnh mẽ và đa chiều đến nền kinh tế toàn cầu. Những cọ xát, va chạm và đan cài lợi ích phức tạp giữa các nước lớn ảnh hưởng trực tiếp tới tình hình kinh tế - xã hội của các nước vừa và nhỏ, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
 

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại khu vực Đông Bắc Á và sự tham gia của Mỹ

Tranh chấp chủ quyền lãnh thổ tại khu vực Đông Bắc Á và sự tham gia của Mỹ

TS NGUYỄN KHÁNH VÂN
Viện Nghiên cứu châu Mỹ,
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

TS HÀ HỒNG VÂN
Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam

(LLCT) -  Đông Bắc Á là khu vực tiềm ẩn các tranh chấp dai dẳng về chủ quyền lãnh thổ chủ yếu giữa ba quốc gia là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đã khiến những tranh chấp nóng lên và châm ngòi cho nhiều căng thẳng, đụng độ tại khu vực trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI. Trong bối cảnh đó, Mỹ tham gia mạnh mẽ hơn vào các tranh chấp lãnh thổ này với mục tiêu chính là ngăn chặn Trung Quốc đồng thời ủng hộ các đồng minh Đông Bắc Á của mình. Bài viết làm rõ sự tham gia của Mỹ vào tranh chấp chủ quyền lãnh thổ ở khu vực Đông Bắc Á. Bài viết là là kết quả nghiên cứu được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 506.01-2020.301
 

Tự chủ chiến lược của Ấn Độ từ khi giành được độc lập đến những năm đầu thế kỷ XXI

Tự chủ chiến lược của Ấn Độ từ khi giành được độc lập đến những năm đầu thế kỷ XXI

PGS, TS LÊ VĂN TOAN
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Tự chủ chiến lược luôn là nét đặc trưng trong văn hóa Ấn Độ từ hàng nghìn năm nay và ở mỗi giai đoạn lịch sử, có những biểu hiện khác nhau, phù hợp với lợi ích quốc gia - dân tộc. Tự chủ chiến lược không những giúp Ấn Độ tự cường phát triển, nâng cao vị thế quốc tế, phục vụ thực thi tốt chính sách phát triển mà còn đưa Ấn Độ trở thành mắt xích quan trọng trong sự phát triển của nhân loại. Bài viết bàn về vấn đề tự chủ chiến lược của Ấn Độ từ khi giành được độc lập (năm 1947) đến những năm đầu thế kỷ XXI, trên các lĩnh vực: chính trị, ngoại giao, kinh tế và quốc phòng, an ninh.
 

Phát triển nhân lực trình độ cao ở tỉnh Bo Kẹo, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

SOULASITH SINTHALAPHONE
Học viên cao học Kinh tế chính trị,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Những năm qua, thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước Lào, tỉnh Bo Kẹo đã chú trọng xây dựng nguồn nhân lực trình độ cao phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho công cuộc bảo vệ an ninh và xây dựng tỉnh phát triển toàn diện. Nhờ đó, kinh tế - xã hội của tỉnh duy trì tăng trưởng, gia tăng sự phát triển đồng đều ở địa phương. Bài viết làm rõ thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển nhân lực trình độ cao tại tỉnh Bo Kẹo, đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới.
 

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào

SAYLAKHONE DOUANGSONTHY
NCS Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là nội dung chủ đạo, xuyên suốt trong tư tưởng Hồ Chí Minh, là quan điểm nhất quán của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, là vấn đề có tính chiến lược của cách mạng Lào, là một trong những nguyên nhân của mọi thắng lợi vẻ vang và mãi là ánh sáng chỉ đường cho sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế trong thế kỷ XXI của Đảng và nhân dân Lào. Bài viết góp phần làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng trong lãnh đạo cách mạng của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào.
 

Tuần lễ cấp cao APEC 2023: động lực mới cho chủ nghĩa đa phương và những đóng góp của Việt Nam

Tuần lễ cấp cao APEC 2023: động lực mới cho chủ nghĩa đa phương và những đóng góp của Việt Nam

ThS TRẦN THỊ XUÂN
Viện Quan hệ quốc tế
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Trước bối cảnh thế giới đang biến động phức tạp, APEC 2023 tạo xung lực mới cho hợp tác thông qua những điều chỉnh chính sách quan trọng hướng tới tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, nâng cao tính tự cường, đồng thời cấu trúc lại một số cơ chế nhằm thích ứng với tình hình để tiếp tục phát triển, tăng động lực cho chủ nghĩa đa phương. Là một quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam có những đóng góp quan trọng vào thành công của sự kiện, khẳng định, đề cao vai trò APEC - cơ chế liên kết kinh tế hàng đầu tại châu Á - Thái Bình Dương.
 

Quá trình xây dựng Khu kinh tế xuyên biên giới  Việt Nam - Lào, kết quả, kinh nghiệm và kiến nghị chính sách

Quá trình xây dựng Khu kinh tế xuyên biên giới Việt Nam - Lào, kết quả, kinh nghiệm và kiến nghị chính sách

TS THÁI THỊ HỒNG MINH
 
Trường Chính trị Lê Duẩn tỉnh Quảng Trị

 (LLCT) - Khu kinh tế xuyên biên giới (CBEZ), trong đó có CBEZ Việt Nam - Lào là đề tài được các nhà nghiên cứu và hoạch định chính sách ở Việt Nam và các nước chung biên giới quan tâm nghiên cứu và triển khai. Bài viết này đưa ra các mô hình hợp tác biên giới và phân tích thực trạng phát triển Khu kinh tế - thương mại hai bên cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị, Việt Nam) - Đensavẳn (Savẳnnakhet, Lào), từ đó rút ra kinh nghiệm, khuyến nghị các chính sách cho Việt Nam và Lào để xây dựng CBEZ Việt Nam - Lào hướng đến tạo thuận lợi cho thương mại, phát huy lợi thế so sánh của các địa phương vùng biên giới và thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực biên giới
 

Quan hệ giữa năng suất, chất lượng và kinh nghiệm thành công của Nhật Bản

Quan hệ giữa năng suất, chất lượng và kinh nghiệm thành công của Nhật Bản

TS PHAN THỊ THU HIỀN
Trường Đại học Ngoại Thương
ThS NGUYỄN THỊ THÚY THẢO
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Bài viết phân tích cách tiếp cận mới về năng suất và chất lượng, đó là kết hợp với nhau, đồng thời đưa ra kinh nghiệm thành công của Nhật Bản trong việc kết hợp nâng cao năng suất, chất lượng để phát triển đất nước. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học và công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu phát triển chương trình đào tạo và triển khai đào tạo về năng suất chất lượng cho sinh viên các trường đại học khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh của Việt Nam” mã số: 02.4/NSCL-2022.
 

Đối tác chiến lược toàn diện, dấu mốc mới và triển vọng quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ

Đối tác chiến lược toàn diện, dấu mốc mới và triển vọng quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ

TS TRỊNH THỊ HOA
Viện Quan hệ quốc tế,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - ASEAN - Hoa Kỳ chính thức nâng cấp quan hệ hợp tác lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện năm 2022, cùng hướng tới một nhận thức chung: coi trọng đối tác, hợp tác bình đẳng; phát triển, cùng nhau thịnh vượng; kiến tạo môi trường an ninh, hòa bình cho khu vực. Việt Nam là thành viên của ASEAN, chủ động, tích cực cùng các nước ASEAN thúc đẩy quan hệ ASEAN - Hoa Kỳ tương xứng với tầm “đối tác chiến lược toàn diện”. Bài viết làm rõ tầm quan trọng của cơ chế đối tác chiến lược toàn diện ASEAN - Hoa Kỳ để từ đó Việt Nam có chính sách đối ngoại phù hợp bảo đảm chủ quyền quốc gia dân tộc, đồng thời phát huy được cơ hội trong quan hệ song phương với Hoa Kỳ.
 

Tập đoàn Điện lực quốc gia Lào thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế

Tập đoàn Điện lực quốc gia Lào thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế

ThS OUTHONE SINGDALA
NCS Viện Kinh tế chính trị
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững, thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động, cộng đồng và toàn xã hội. Bài viết làm rõ những nội dung căn bản về trách nhiệm xã hội của Tập đoàn Điện lực quốc gia Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế, từ đó nêu lên những thành tựu đã đạt được và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm xã hội của Tập đoàn trong thời gian tới.

Trang 1 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền