Trang chủ    Diễn đàn

Diễn đàn

Kiện toàn, chuẩn hóa các chức danh cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới

(LLCT) - Hiện nay, cả nước có 11.112 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: 1.403 phường, 624 thị trấn, 9.085 xã. Như vậy, trong tổng số các đơn vị hành chính cấp cơ sở ở nước ta thì đơn vị xã chiếm số lượng lớn nhất.

Môi trường đầu tư kinh doanh - Nhìn từ góc độ cải cách thủ tục hành chính

Môi trường đầu tư kinh doanh - Nhìn từ góc độ cải cách thủ tục hành chính

(LLCT) - Nhìn khái quát toàn bộ quá trình đổi mới thể chế, cải thiện môi trường kinh doanh, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính luôn được khẳng định. Nhưng cách thức triển khai trên thực tế thì mỗi thời kỳ cũng có sự khác biệt nhất định. Đặc biệt, vài ba năm trở lại đây, công tác cải cách thủ tục hành chính được tập trung đẩy mạnh như một cao trào, mạnh mẽ và quyết liệt hơn. Nhờ vậy mà môi trường kinh doanh đã có những cải thiện đáng kể, được cộng đồng doanh nghiệp và các nhà tài trợ quốc tế ghi nhận.

Về một số quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin hiện nay

Về một số quan điểm xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin hiện nay

(LLCT) - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Hiến pháp năm 2013 và nhiều văn kiện các đại hội Đảng đã khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”. Sự khẳng định đó phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 85 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng yêu cầu cán bộ, đảng viên phải kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, vận dụng sáng tạo và phát triển phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, xuất hiện trên mạng internet và một số ấn phẩm in, tán phát những quan điểm sai trái, xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lênin để từ đó phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường xây dựng CNXH ở nước ta.

Phải chăng Việt Nam nên chuyển hẳn sang con đường “dân tộc và dân chủ”

(LLCT) - Thành tựu của công cuộc đổi mới là to lớn, có ý nghĩa lịch sử không ai có thể phủ nhận, mặc dù vậy trên con đường đó, Đảng, Nhà nước ta còn vấp phải không ít rào cản từ mọi phía. Kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (CNXH), dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, Đảng đang ra sức phát  huy những thành quả đã đạt được, đồng thời sửa chữa những khuyết điểm, sai lầm, nhất là khuyết điểm, sai lầm vốn có từ thời kỳ quan liêu, bao cấp. Tàn tích, ảnh hưởng của những khuyết điểm, hạn chế thời kỳ trước đổi mới đã và đang được khắc phục nhằm bảo đảm định hướng XHCN, xây dựng CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN.

Bàn về vấn đề hợp nhất cơ quan kiểm tra và thanh tra

(LLCT) - Trong điều kiện Đảng cầm quyền, đường lối, chủ trương của Đảng được thể chế hoá bằng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, lãnh đạo Nhà nước, nhưng không bao biện, làm thay công việc của Nhà nước. Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội có hệ thống tổ chức riêng, hoạt động tương đối độc lập với hệ thống tổ chức của Đảng. Điều này dẫn tới hiện tượng song trùng tổ chức bộ máy có chức năng, nhiệm vụ gần giống nhau, như cơ quan Tổ chức của Đảng với cơ quan Nội vụ của chính quyền, Tuyên giáo với Thông tin truyền thông, Kiểm tra với Thanh tra. Từ thực tế đó, nếu không có cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng với công tác thanh tra sẽ dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất, chồng chéo, giải quyết vụ việc không kịp thời.

Về lực lượng sản xuất hiện đại

Về lực lượng sản xuất hiện đại

(LLCT) - Lịch sử phát triển của loài người là lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội mà thước đo là trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định. Với tư cách là biểu hiện của mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất vật chất, LLSX thường xuyên vận động và phát triển. Ngày nay, trước tác động của khoa học, công nghệ hiện đại, LLSX không ngừng phát triển với những diện mạo mới. Do đó, quan niệm về LLSX cũng có nhiều thay đổi.

Vận động hành lang trong hoạch định chính sách

(LLCT) - Vận động hành lang (lobby) không phải là mới ở các nước phát triển, nhưng ở Việt Nam vấn đề này hiện vẫn còn nhiều tranh luận. Hiểu một cách đơn giản thì vận động hành lang là quá trình, nỗ lực đưa ra chính kiến, tác động của một nhóm lợi ích hoặc tổ chức, cá nhân đối với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền nhằm gây ảnh hưởng đối với chính sách của nhà nước qua đó nhằm biến đổi chính sách đó theo định hướng nhất định.

Tung tin “đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên bị ngược đãi, phân biệt đối xử” là vu khống, xuyên tạc sự thật

Tung tin “đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên bị ngược đãi, phân biệt đối xử” là vu khống, xuyên tạc sự thật

(LLCT) - Gần đây, một số thế lực thù địch và những phần tử phản động trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã tung tin bịa đặt về cái gọi là: “đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên bị ngược đãi, phân biệt đối xử”, nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm xói mòn niềm tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với Đảng, chế độ và quân đội ta.

Nâng cao ý thức pháp luật trong xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

(LLCT)Ý thức pháp luật là tổng thể những quan điểm, tư tưởng, tình cảm của con người, thể hiện thái độ, sự đánh giá về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn, về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hoạt động của các chủ thể. Ý thức pháp luật là một trong những vấn đề cơ bản, phức tạp của đời sống pháp luật; là điều kiện, tiền đề tư tưởng quan trọng, trực tiếp cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật; là cơ sở hình thành văn hoá pháp lý của các chủ thể, tạo cho các chủ thể có khả năng, kỹ năng sử dụng hiệu quả cơ chế điều chỉnh pháp luật để bảo vệ lợi ích cho bản thân, cho nhà nước và xã hội, xử sự đúng đắn, phù hợp trong các mối quan hệ xã hội.

Sự lựa chọn con đường cách mạng Việt Nam - từ lịch sử đến hiện tại

(LLCT) - Nhằm chống phá sự nghiệp cách mạng của dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng, các thế lực thù địch trong và ngoài nước không ngừng đưa ra luận điệu xuyên tạc, cho rằng: sự lựa chọn con đường tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN của Hồ Chí Minh và Đảng ta là sai lầm, trái quy luật phát triển xã hội. Từ thực tiễn phát triển của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng trong 85 năm qua cho thấy: con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là sự lựa chọn duy nhất đúng đắn của dân tộc Việt Nam.
 

Làm gì để giữ vững vị trí và thực hiện tốt vai trò của đảng cầm quyền

(LLCT) - Với 85 năm tuổi đời, 70 năm cầm quyền liên tục, Đảng Cộng sản Việt Nam đã có những cống hiến vĩ đại cho đất nước, dân tộc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã giành được độc lập dân tộc, xây dựng nên nhà nước công nông đầu tiên ở Đông Nam Á, chế độ cộng hòa dân chủ đầu tiên ở Việt Nam; sau đó liên tiếp đánh thắng các đế quốc to, bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, biên cương của Tổ quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự nghiệp đổi mới 30 năm qua của đất nước ta giành được thành tựu to lớn, có nghĩa lịch sử, đã từ một nước nghèo nàn, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá bước vào hàng ngũ các quốc gia thu nhập trung bình, có vị thế ngày càng quan trọng trên trường quốc tế.

 

Đảng lãnh đạo và Đảng cầm quyền

(LLCT) - Trong các tác phẩm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin, của Chủ tịch Hồ Chí Minh và văn kiện của Đảng ta đều có sử dụng các khái niệm Đảng (cộng sản) lãnh đạo và Đảng (cộng sản) cầm quyền. Vấn đề đặt ra là, Đảng lãnh đạo và Đảng cầm quyền là hai khái niệm khác nhau hay có nội hàm giống nhau, có thể dùng lẫn cho nhau? Sự khác biệt quan niệm, ý kiến về hai khái niệm này bộc lộ rõ khi xem xét cụ thể hoạt động của Đảng khi đã có chính quyền, lãnh đạo đất nước xây dựng CNXH, xét cả về nội dung hoạt động và phương thức hoạt động của Đảng.

 

Những điểm mới trong luật xử lý vi phạm hành chính - nhìn từ góc độ quyền con người

(LLCT) - Xử lý vi phạm hành chính là công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong đời sống kinh tế - xã hội. Ðây cũng là vấn đề trực tiếp liên quan đến cuộc sống hằng ngày của nhân dân, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, được Ðảng, Nhà nước và toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Phải chăng Việt Nam phải chuyển đổi thể chế chính trị từ “toàn trị” sang dân chủ?

Phải chăng Việt Nam phải chuyển đổi thể chế chính trị từ “toàn trị” sang dân chủ?

(LLCT) - Có ý kiến cho rằng “Việt Nam hiện nay phải chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang dân chủ”. Thực chất, đây không phải là ý kiến mới. Ở phương Tây, đã có nhiều người từng so sánh và đồng nhất chủ nghĩa phát xít Đức với chủ nghĩa xã hội (CNXH) ở Liên Xô là một và cho rằng đó cũng đều là những “biến thái của thể chế chính trị toàn trị”. Friedrich von Hayek trong tác phẩm Đường về nô lệ cũng đã trình bày tư tưởng này. Như vậy là, những người có quan điểm này muốn khẳng định rằng Việt Nam hiện nay đang thực hiện thể chế chính trị toàn trị. Vậy thể chế chính trị toàn trị là gì?

 

Mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Đức hiện đại

(LLCT) - Sự ra đời, phát triển mạnh mẽ của các nhóm lợi ích và sự hình thành mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích là một tất yếu của nền chính trị dân chủ Đức. Sự thay đổi các hình thức của mối quan hệ đảng - nhóm trong suốt chiều dài lịch sử thể hiện sự phát triển của quá trình chính trị Đức. Nét đặc sắc xuyên suốt lịch sử chính trị Đức đó là sự gắn kết, phụ thuộc lẫn nhau của các đảng chính trị và các nhóm lợi ích. Điều quan trọng, trong nền dân chủ Đức, dù lúc đảng chính trị hay nhóm lợi ích chiếm ưu thế thì tất cả các hoạt động của những chủ thể này đều nằm trong khuôn khổ của Hiến pháp liên bang và hệ thống pháp luật. Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về đảng và nhóm sẽ là yếu tố quyết định đến tính tích cực hay tiêu cực của mối quan hệ giữa đảng chính trị và nhóm lợi ích trong nền chính trị Đức hiện đại.

Trang 27 trong tổng số 33 trang.

Thông tin tuyên truyền