Trang chủ    Diễn đàn

Diễn đàn

Phật giáo với chính trị ở Việt Nam thời Lý - Trần

(LLCT) - Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử đất nước và góp phần hình thành bản sắc văn hóa dân tộc. Đặc biệt, thời Lý - Trần, Phật giáo phát triển hưng thịnh và trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong đời sống chính trị nước ta.

Một số tiêu chí cơ bản đánh giá mức độ hoàn thiện của pháp luật về xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu ở Việt Nam

(LLCT) - Pháp luật xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu là công cụ để Nhà nước quản lý hoạt động xử lý hành vi xâm phạm QSHCN đối với nhãn hiệu nói riêng và hoạt động thực thi quyền SHCN nói chung. Để quản lý hiệu quả hoạt động này, các cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên rà soát các văn bản pháp luật để sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, đảm bảo phù hợp với yêu cầu quản lý xã hội của Nhà nước.

Quan điểm Hồ Chí Minh về chính sách xã hội

(LLCT) - Trong triết lý phát triển Hồ Chí Minh, mục tiêu xây dựng xã hội mới là giải phóng con người thoát khỏi mọi áp bức, bất công, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí và phát huy dân chủ. Để thực hiện mục tiêu đó, cần quan tâm đến vấn đề hoạch định và thực thi chính sách xã hội trong quản lý phát triển đất nước.

Một số điểm mới về quyền của bị can, bị cáo trong Bộ luật Tố tụng hình sự Việt Nam năm 2015

(LLCT) - BLTTHS 2015 có một số quy định mới về quyền của bị can, bị cáo trong tố tụng hình sự, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng công tác điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng; khắc phục tình trạng bức cung, dùng nhục hình đối với bị can, bị cáo.

Văn hóa cầm quyền: Nội hàm và giải pháp nâng cao

Văn hóa cầm quyền: Nội hàm và giải pháp nâng cao

(LLCT) - Văn hóa câm quyền là nhân tố quyết định đến nội dung, bản chất, phương thức cầm quyền của Đảng. Để Đảng ta thực sự là đại biểu về danh dự, lương tâm, trí tuệ của dân tộc, cần thực hiện tốt, đồng bộ nhiều biện pháp.

Xác định vị trí việc làm trong các cơ quan hành chính Nhà nước

(LLCT) - Xác định vị trí việc làm là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách chế độ công vụ, công chức, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc quản lý, tuyển dụng, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng công chức và cải cách tiền lương hiệu quả. Tuy nhiên, xác định vị trí việc làm cũng là một công việc còn mới mẻ ở nước ta, chúng ta chưa có nhiều kinh nghiệm nên quá trình triển khai thực hiện còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, trong quá trình thực hiện, các bộ, ngành,địa phương cần có sự quyết tâm cao,tránh tình trạng triển khai thực hiện một cách qua quýt, gây lãng phí và không hiệu quả .

Không có “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”

Không có “quân đội trung lập”, “đứng ngoài chính trị”

(LLCT) - Trong quá trình lấy ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và Dự thảo các văn kiện trình Đại hội XII của Đảng, đã có một số ý kiến nêu quan điểm “quân đội phải trung lập, đứng ngoài chính trị”; “quân đội phải trung thành với Tổ quốc và nhân dân chứ không phải trung thành với bất kỳ tổ chức nào”. Xét cả trên phương diện lý luận lẫn thực tiễn, quan điểm trên là vô chính trị, phản khoa học, lừa bịp nhằm vô hiệu hóa quân đội cách mạng, làm lạc hướng quân đội, phục vụ các thế lực thù địch chống CNXH.

Chủ nghĩa Mác phương Tây và những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và giảng dạy ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Thuật ngữ “Chủ nghĩa Mác phương Tây” (Western Marxism) được những người cộng sản Xô viết sử dụng lần đầu tiên, khi họ chỉ trích việc quay trở về với phái Hegel và một số hình thái chủ yếu của chủ nghĩa Mác ở Tây Âu. Sau đó, trong những thập niên đầu thế kỷ XX, thuật ngữ này nhanh chóng được chấp nhận bởi các nhà tư tưởng như Georg Lukacs và Karl Korsch để mô tả một chủ nghĩa Mác có tính độc lập hơn so với chủ nghĩa Mác theo tinh thần của Quốc tế II và Quốc tế III.

Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước theo Hiến pháp năm 2013

(LLCT) - Hiến pháp năm 2013 tiếp tục ghi nhận nguyên tắc phân công, phối hợp quyền lực nhà nước, đồng thời quy định rõ các chủ thể thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp”; “Chính phủ là cơ quan thực hiện quyền hành pháp”; “Tòa án nhân dân là cơ quan thực hiện quyền tư pháp” (các Điều 69, 94, 102). Đặc biệt, nguyên tắc “kiểm soát” được bổ sung, “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”(Điều 2). Quy định mới này cụ thể hóa một bước phát triển về lý luận và thực tiễn xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta.

Nhân dân làm chủ trong quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”

Nhân dân làm chủ trong quan hệ “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”

(LLCT) - Trong xây dựng chế độ dân chủ XHCN ở nước ta, một chế độ xã hội “dân là chủ và dân làm chủ” Đảng đã sớm đề cập đến mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Tại Đại hội VI, Đảng đã coi “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là “cơ chế chung trong quản lý toàn bộ xã hội”(1). Cơ chế đó một mặt khẳng định vai trò của ba thành tố hợp thành,  mặt khác cũng chỉ ra tính biện chứng khách quan (ràng buộc, đòi hỏi có nhau và tác động, quy định qua lại với nhau) giữa chúng.

Góp phần nhận thức rõ thêm thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

(LLCT) - Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN, đã bắt đầu trở thành khả năng mang tính hiện thực cao đối với các nước tiền TBCN, hay TBCN kém phát triển bắt đầu từ khoảng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Về mặt lôgíc phát triển, CNTB đã đạt đến trình độ điển hình của chính mình, cơ sở vật chất - kỹ thuật này đủ để cho phép chuyển hóa sang CNXH.

Cần một thái độ thực tế với tôn giáo trong thế giới hiện nay

(LLCT) - Tôn giáo có vị thế như thế nào mà suốt gần như toàn bộ lịch sử tồn tại và phát triển của xã hội loài người đến tận ngày nay vẫn tồn tại? Và trong thế kỷ XXI, rồi những thế kỷ tiếp theo nữa, liệu tôn giáo có tồn tại và phát triển với diện mạo mới hay không?

Sự biến đổi cơ cấu xã hội – nghề nghiệp của nông dân đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

(LLCT) - Trong thời kỳđổi mới, cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cơ cấu xã hội - nghề nghiệp (CCXH-NN) của nông dân ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu hộ gia đình và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ; chuyển từ sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ sang sản xuất nông nghiệp hàng hóa lớn trên địa bàn nông thôn. Xu hướng đa dạng hóa ngành nghề trong sản xuất ở nông thôn đã dẫn tới sự đa dạng hóa trong cơ cấu nghề nghiệp của giai cấp nông dân.

Quan điểm của Đảng về “đối tác, đối tượng” và ý nghĩa thực tiễn hiện nay

(LLCT) - Văn kiện Đại hội XII của Đảng nhận định: “Hợp tác, cạnh tranh, đấu tranh và sự tuỳ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là giữa các nước lớn ngày càng tăng”; “Các nước lớn điều chỉnh chiến lược, vừa hợp tác, thoả hiệp, vừa cạnh tranh, đấu tranh, kiềm chế lẫn nhau, tác động mạnh đến cục diện thế giới và các khu vực”(1). Vì thế, việc quán triệt quan điểm đối tác, đối tượng của Đảng rất cần thiết, góp phần đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

Vai trò của các tổ chức xã hội và thực trạng quy định pháp luật về tổ chức xã hội ở Việt Nam

(LLCT) - Dự thảo Luật về Hội đã được đưa ra lấy ý kiến lần thứ nhất, sau khi tiếp thu ý kiến chỉnh sửa để hoàn thiện trình Quốc hội ban hành trong thời gian tới. Đây là một dự thảo luật đầu tiên trực tiếp liên quan đến quyền dân sự chính trị của công dân là quyền tự do hiệp hội, được ban hành sau Hiến pháp năm 2013. Bài viết khái quát về vai trò của các tổ chức xã hội trong bối cảnh hiện nay và quy định pháp luật về Hội, mong muốn góp bàn vào việc xây dựng chính sách phù hợp, để tạo ra môi trường cho các tổ chức xã hội hoạt động và đóng góp nhiều hơn nữa cho xã hội.

Trang 24 trong tổng số 33 trang.

Thông tin tuyên truyền