Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Thực tiễn Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở vùng duyên hải Nam Trung Bộ

(LLCT) - Duyên hải Nam Trung Bộ(*) (DHNTB) là khu vực có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ, nông – lâm - ngư nghiệp giá trị cao, đa dạng và phong phú; có thế mạnh phát triển du lịch thông qua khai thác cảnh quan thiên nhiên biển, đảo, rừng, di tích văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, đây cũng là vùng có đặc điểm địa hình bị chia cắt phức tạp, nhiều khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão, lũ, hạn hán; kết cấu hạ tầng ở một số tỉnh còn thiếu và yếu; trình độ dân trí và mức sống của một bộ phận dân cư, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số thấp… Đó là những yếu tố làm chậm tiến trình thực hiện xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương trong vùng.

Phát huy vai trò của hệ thống chính trị trong công tác di dân, tái định cư ở Quận 9

(LLCT) - Trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay, việc xây dựng các khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, mở rộng đô thị, xây dựng nông thôn mới là một tất yếu khách quan. Điều này đặt ra cho Đảng, Nhà nước nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tốt việc di dân, tái định cư để vừa bảo đảm cho việc đẩy mạnh CNH, HĐH, thu hút đầu tư nước ngoài, vừa bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở các khu tái định cư.

Một số kinh nghiệm về công tác dân vận của chính quyền trong xây dựng nông thôn mới ở Hải Phòng

(LLCT) - Hải Phòng là đô thị loại 1, gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện (Thủy Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 228 xã, phường và thị trấn (70 phường, 10 thị trấn và 148 xã).
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Hải Phòng là đầu mối giao thông đường biển phía Bắc; là trung tâm kinh tế - khoa học - kỹ thuật tổng hợp của vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16-9-2009 của Thủ tướng Chính phủ).
 

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang tăng cường công tác kiểm tra, giám sát

(LLCT) - Bắc Giang là tỉnh miền núi, có các đơn vị hành chính cấp huyện: thành phố Bắc Giang và 9 huyện là: Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Việt Yên, Tân Yên và Hiệp Hoà, dân số trên 1,5 triệung­ười. Bắc Giang có 16 dân tộc thiểu số với 93.627 người.

Đảng bộ tỉnh Bắc Giang hiện có 15 đảng bộ trực thuộc, trong đó có 9 đảng bộ huyện, 1 đảng bộ thành phố Bắc Giang và 5 đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy (Đảng bộ Quân sự tỉnh, Đảng bộ Công an tỉnh, Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh, Đảng bộ Khối doanh nghiệp tỉnh và Đảng bộ Công ty Đạm và hóa chất Hà Bắc).

Một số kinh nghiệm thu hút và trọng dụng nhân tài ở tỉnh Quảng Ngãi

(LLCT) - Quảng Ngãi là tỉnh ven biển, nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi - Bình Định), phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp tỉnh Bình Định, phía Tây giáp tỉnh Kon Tum, phía Đông giáp Biển Đông, có bờ biển dài gần 130 km. Tỉnh có diện tích tự nhiên 5.152,95 km2, dân số 1.227.850 người (tính đến 31-12-2012), số người trong độ tuổi lao động là 745.625 người, chiếm 61,8% dân số. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi để có thể đáp ứng được yêu cầu về nguồn lực lao động của tỉnh trong sự nghiệp CNH, HĐH và hội nhập quốc tế.

Đảng bộ Khối các cơ quan tỉnh Vĩnh Phúc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

(LLCT) - Sinh hoạt chi bộ đảng có vai trò và có tác dụng to lớn trong hoạt động xây dựng Đảng Cộng sản trong sạch vững mạnh; củng cố, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, khẳng định và phát huy những mặt mạnh, chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm, sai lầm của cán bộ, đảng viên và tập thể. Sinh hoạt chi bộ cũng là diễn đàn dân chủ phát huy tính sáng tạo của đảng viên, để quyết định những chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị. Qua đó, trình độ mọi mặt của từng đảng viên được nâng lên, từng đảng viên trưởng thành hơn. Do vậy, chất lượng sinh hoạt chi bộ là một trong những yếu tố quyết định sức sống, sự tồn tại, phát triển của chi bộ. Không tổ chức sinh hoạt hoặc tổ chức sinh hoạt với chất lượng thấp thì chi bộ không thể hoàn thành nhiệm vụ. 

Báo trên điện thoại di động - xu hướng tiếp nhận của công chúng hiện đại

Báo trên điện thoại di động - xu hướng tiếp nhận của công chúng hiện đại

(LLCT) - Báo trên điện thoại di động là loại hình báo chí của tương lai bởi những ưu thế vượt trội, như:có thể đo lường, định vị được người dùng, sự tiện ích, cách thể hiện, trình diễn riêng hết sức độc đáo… Hiện nay, đa số các tờ báo lớn trên thế giới đều có thêm kênh di động. Báo di động sẽ trở thành một trào lưu mới.

 
Thực hiện "Di chúc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách với người có công

Thực hiện "Di chúc" của Chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách với người có công

(LLCT) - Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong Di chúc về những người có công đặt ra những vấn đề rất cơ bản, thể hiện tình cảm, tầm nhìn của Người, vừa tri ân những người có công, vừa tạo điều kiện để người có công trong cách mạng, kháng chiến tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước.

Thực hiện Di chúc về phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại

Thực hiện Di chúc về phát huy sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại

(LLCT) - Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, sức mạnh của toàn dân tộc đã được phát huy cao độ, kết hợp với sức mạnh thời đại, tạo thành sức mạnh tổng hợp. Nhờ đó, cách mạng Việt Nam đã giành được những thắng lợi to lớn, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới.

 

 

 

Tư duy đổi mới trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tư duy đổi mới trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh

(LLCT) - Toàn bộ Di chúc bàn về tương laicủa đất nước với “một kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân”: “khôi phục và mở rộng các ngành kinh tế”; “sửa đổi chế độ giáo dục cho hợp với hoàn cảnh mới của nhân dân, như phát triển các trường nửa ngày học tập, nửa ngày lao động”… thể hiện tinh thần của Cương lĩnh xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, theo như cách diễn đạt hiện nay.

 
Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc thực hiện quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ

Chủ tịch Hồ Chí Minh với việc thực hiện quyền bình đẳng và sự tiến bộ của phụ nữ

 
(LLCT) - Trong tài liệu Tuyệt đối bí mật (Di chúc), viết ngày 10-5-1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước, phụ nữ đảm đang ta đã góp phần xứng đáng trong chiến đấu và trong sản xuất. Đảng và Chính phủ cần phải có kế hoạch thiết thực để bồi dưỡng, cất nhắc và giúp đỡ để ngày thêm nhiều phụ nữ phụ trách mọi công việc kể cả công việc lãnh đạo. Bản thân phụ nữ thì phải cố gắng vươn lên. Đó là một cuộc cách mạng đưa đến quyền bình đẳng thật sự cho phụ nữ”(1).

Vai trò của thể chế trong phát triển

(LLCT) - Trong tác phẩm nổi tiếng Tại sao các quốc gia thất bại? (Why nations fail) xuất bản tháng 2-2012, với những minh chứng từ lịch sử phát triển của các quốc gia từ Hoa Kỳ, Anh, Đức cho đến châu Phi - hạ Sahara, Trung Mỹ và Nam Á, hai chuyên gia đầu ngành về phát triển Daron Acemoglu và James Robinson đã phân tích rất thuyết phục rằng một quốc gia giàu, nghèo không phải là do điều kiện địa lý, văn hóa,… mà cái tạo ra sự khác biệt chính là thể chế.

 

Bẫy thu nhập trung bình và ứng phó của Việt Nam

(LLCT) - Bẫy thu nhập trung bình là một chướng ngại mà bất kỳ quốc gia nào cũng phải trải qua trong quá trình phát triển kinh tế. Cả về lý thuyết kinh tế và thực tế thế giới đều cho thấy, để thoát khỏi nó, các nước đang phát triển phải có chính sách tốt thay đổi cơ bản cơ cấu kinh tế của mình. Việt Nam không nằm ngoài quy luật ấy.

 

Công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

(LLCT) - Tây Nguyên là địa bàn cư trú của đồng bào thuộc nhiều dân tộc, chủ yếu thuộc nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer như: Ba Na, Brâu, Bru - Vân Kiều, Chơ Ro, Cơ Ho, Cơ Tu, Giẻ Triêng, Hrê, M’Nông, Xơ Đăng… Do đặc điểm lịch sử, đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, sự am hiểu của đồng bào về các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn đơn giản. Địa bàn cư trú của đồng bào hầu hết là những vùng trọng yếu về quốc phòng - an ninh. Các thế lực thù địch hết sức chú ý đến những vùng này để lôi kéo quần chúng thực hiện ý đồ chính trị chống phá cách mạng nước ta.  Vì vậy công tác vận động đồng bào dân tộc thiểu số ở đây là hết sức quan trọng.

Bộ đội biên phòng với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ biên giới quốc gia

(LLCT) - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Tăng cường quan hệ, hữu nghị với các nước láng giềng bằng nhiều hình thức ngoại giao nhà nước đến việc thiết lập quan hệ với chính quyền và nhân dân các địa phương sống chung cùng đường biên giới, giải quyết xung đột bằng đàm phán thương lượng”(1) để xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị và quản lý bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới.

 
Trang 51 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền