Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Bước khởi đầu tái cơ cấu kinh tế ở Việt Nam

(LLCT) - Hội nghị Trung ương 3 khóa XI khẳng định: “đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh”. Mục tiêu chung của tái cơ cấu kinh tế là hoàn thiện thể chế, cơ chế, công cụ phân bố, quản lý và sử dụng nguồn lực quốc gia theo mô hình tăng trưởng mới với cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững và phù hợp với xu thế toàn cầu hóa.

Pháp luật về tổ chức công đoàn ở Việt Nam

(LLCT) -  Những quy định về thành lập và tổ chức công đoàn ở Việt Nam giữ vị trí, vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến địa vị pháp lý cũng như hiệu quả chức năng đại diện của công đoàn. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế trong quá trình áp dụng. Vấn đề đặt ra là cần phải tiếp tục nghiên cứu và đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới các quy định này trong Luật Công đoàn.

 
Biến đổi cấu trúc tuổi dân số và thị trường lao động

Biến đổi cấu trúc tuổi dân số và thị trường lao động

(LLCT) - Cấu trúc dân số, đặc biệt là cấu trúc tuổi có tác dụng thúc đẩy thị trường lao động phát triển trong thời kỳ cơ cấu dân số “vàng”. Thị trường lao động phát triển càng làm biến đổi cơ cấu dân số trên nhiều chiều cạnh: tuổi, giới tính, học vấn, nghề nghiệp...

Sử dụng chính sách thuế nhằm bảo vệ môi trường ở Việt Nam

(LLCT) - Bảo vệ môi trường là mục tiêu to lớn, cơ bản và lâu dài của mọi quốc gia. Để bảo vệ môi trường có thể sử dụng các chính sách, công cụ khác nhau, trong đó, chính sách thuế được coi là một chính sách kinh tế rất quan trọng điều chỉnh các chủ thể trong nền kinh tế, xã hội, các hoạt động trong lĩnh vực môi trường, từ đó, có tác động trực tiếp đến bảo vệ môi trường của một quốc gia

 

Quân chủng phòng không – không quân giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, xây dựng Đảng bộ vững mạnh

(LLCT) - Những năm qua, các cấp bộ đảng trong Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân đã chấp hành nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng; phát huy được quyền dân chủ của cán bộ, đảng viên trong sinh hoạt, học tập, công tác… Qua đó, việc phân công tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được tiến hành cụ thể; giải quyết tốt được mối quan hệ giữa lãnh đạo với chỉ huy và các thành phần trong cơ chế; cải tiến và nâng cao được chất lượng sinh hoạt Đảng.

 

Phát huy tiềm năng, lợi thế kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo

(LLCT) - Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”(1). Lời căn dặn của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc và tay sai, thống nhất đất nước mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ kế tiếp phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Tếp tục đổi mới mạnh mẽ, toàn diện các mặt công tác, thiết thực hướng tới kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống Học viện

(LLCT) - Trong 2 ngày 5-6 tháng 8-2013, tại thành phố Đà Nẵng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tổng kết năm học 2012 -2013, triển khai nhiệm vụ năm học 2013-2014. Bế mạc Hội nghị, GS, TS Tạ Ngọc Tấn, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện đã phát biểu chỉ đạo định hướng những công tác trọng tâm, nhiệm vụ trọng yếu của hệ thống Học viện trong năm học mới. Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng trích giới thiệu bài phát biểu Bế mạc hội nghị. Đầu đề do Ban Biên tập đặt.

 

Đột phá thể chế để phát triển doanh nghiệp

(LLCT) - Quá trình 30 năm đổi mới Việt Nam đã có nhiều thay đổi cơ bản về thể chế, góp phần cải thiện môi trường kinh doanh và tạo động lực,nền tảng ban đầu quan trọng cho sự phát triển doanh nghiệp nói riêng, kinh tế đất nước nói chung với nhiều thành tựu đáng ghi nhận,được bạn bè quốc tế đánh giá cao.                                                           

                                      

Nguyên nhân của xung đột đất đai ở Việt Nam

(LLCT) - Quản lý và giải tỏa xung đột về đất đai là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhằm giữ vững ổn định chính trị, an toàn xã hội và an sinh công dân, là vấn đề tiên quyết để thực hiện các mục tiêu phát triển. Từ năm 1997, sau “điểm nóng” Thái Bình cho đến nay, vấn đề xung đột đất đai chiếm phần lớn các dạng xung đột xã hội ở Việt Nam, vì thế luôn là trung tâm sự chú ý của dư luận xã hội. Trong số các “điểm nóng” chính trị - xã hội ở nước ta, có đến khoảng 70% “điểm nóng” có nguyên nhân chủ yếu từ xung đột đất đai. Điều đáng nói là tỷ lệ này gần như giữ nguyên suốt gần 20 năm qua. Như vậy, chúng ta vẫn chưa thẳng thắn nhìn nhận, chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến các xung đột xã hội, các “điểm nóng” chính trị - xã hội ở nước ta.

Vai trò của người đứng đầu trong tổ chức thực hiện phong trào

(LLCT) - Thực tiễn phong trào thi đua yêu nước 65 năm qua cho thấy, người đứng đầu bộ, ngành, địa phương, tổ chức, cơ quan, đơn vị có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính quyết định đối với kết quả của mỗi phong trào thi đua.

 
Gia Lai phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

Gia Lai phát huy tiềm năng, lợi thế, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội

(LLCT) - Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới ở BắcTây Nguyên, có diện tích hơn 15.536km²;dân số hơn 1,3triệungười,với 34 dân tộc,trong đó đồng bào các dân tộc chiếm gần 45%. Tỉnh có 17 đơn vị hành chính, có 222 đơn vị cấp xã; có đường biên giới với Campuchia 90 km.

Bắc Giang đẩy mạnh giải quyết việc làm ở nông thôn

(LLCT) - Việc làm là một trong những vấn đề chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển có lực lượng lao động lớn như Việt Nam. Giải quyết việc làm cho người lao động trong sự phát triển của thị trường lao động là tiền đề quan trọng để sử dụng có hiệu quả nguồn lao động, góp phần tích cực vào việc hình thành thể chế kinh tế thị trường, đồng thời tận dụng lợi thế để phát triển, tiến kịp khu vực và thế giới. Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ chương, chính sách nhằm phát huy nội lực, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển đổi cơ cấu lao động, giải quyết việc làm.

 
Bình Dương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997-2010)

Bình Dương chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (1997-2010)

(LLCT) - Bình Dương là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, phát triển công nghiệp năng động của cả nước. Đất đai Bình Dương rất đa dạng, phong phú về chủng loại và rất màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng, là điều kiện thuận lợi thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT) nông nghiệp, nông thôn của tỉnh theo hướng CNH, HĐH.

 
Hoàn thiện pháp luật an toàn hàng hải ở Việt Nam hiện nay

Hoàn thiện pháp luật an toàn hàng hải ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Việt Nam là một quốc gia biển, có bờ biển dài trên 3.200 km, với hơn 1 triệu km2 mặt nước; hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ ven bờ, trong đó có nhiều quần đảo và đảo quan trọng như Trường Sa, Hoàng Sa, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo… Nằm trên tuyến hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền nhiều trung tâm kinh tế lớn của thế giới như Nhật Bản, Nga, Trung Quốc, Hàn Quốc, Xinhgapo... Chính vì vậy, vấn đề an toàn hàng hải, pháp luật an toàn hàng hải có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế biển, thúc đẩy hội nhập quốc tế và góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo ở nước ta hiện nay.

Phát triển thành phố Cần Thơ theo hướng bền vững

(LLCT) - Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ương, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm qua, Cần Thơ đã đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, phát triển theo hướng bền vững.

 
Trang 52 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền