Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay

(LLCT) - Đổi mới phương thức hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là nhu cầu tất yếu nhằm đoàn kết, tập hợp, phát huy vai trò và quyền làm chủ của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Qua đó nâng cao uy tín, vị thế, vai trò của Đoàn Thanh niên trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, phản biện và giám sát xã hội, tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, góp phần đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị trong phát triển kinh tế - xã hội.

Một số kinh nghiệm từ thực hiện giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hải Dương

Một số kinh nghiệm từ thực hiện giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hải Dương

(LLCT) - Hải Dương vốn là tỉnh nghèo trong khu vực đồng bằng Sông Hồng, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, mức độ gia tăng dân số khá cao, kết cấu hạ tầng thấp kém. Thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Hải Dương đạt khá cao, cùng với việc triển khai thực hiện chương trình xóa đói gảm nghèo (XĐGN) có hiệu quả, đời sống các tầng lớp dân cư ở cả thành thị và nông thôn tiếp tục được cải thiện, nâng cao rõ rệt.

Lối sống của công nhân ở khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay

Lối sống của công nhân ở khu công nghiệp, khu chế xuất hiện nay

(LLCT) - Hiện nay, cả nước có 289 khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) đang hoạt động và 98 khu công nghiệp đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng, dự kiến sẽ thu hút khoảng 2,1 - 2,2 triệu lao động. Phần lớn công nhân, người lao động làm việc trong các KCN xuất thân từ nông thôn, hơn 70% công nhân đang phải thuê nhà ở trong các khu nhà trọ xung quanh các KCN; số công nhân được ở trong các khu nhà lưu trú do doanh nghiệp xây dựng chiếm tỷ lệ rất thấp (5%). Đa số các phòng trọ đều rất chật hẹp (diện tích sử dụng bình quân từ 2 - 3m2 /người), không đảm bảo các điều kiện tối thiểu về vệ sinh, an toàn; thiếu nhà trẻ, mẫu giáo. Trong khi đó, công nhân thường xuyên phải tăng ca nên không có thời gian để nghỉ ngơi, giải trí… Do vậy, đã xuất hiện những hệ luỵ đáng lo ngại trong lối sống. 

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở Hà Nội và những vấn đề đặt ra

Thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở Hà Nội và những vấn đề đặt ra

 
(LLCT) - Một trong những vấn đề trọng tâm, đột phá trong triển khai Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 là thúc đẩy mạnh mẽ việc áp dụng công nghệ thông tin (CNTT), trong đó cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến là một nội dung quan trọng và là một thành phần của triển khai “Chính phủ điện tử”.
Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - Kết quả, thách thức và giải pháp

Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước - Kết quả, thách thức và giải pháp

(LLCT) - Tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn kinh tế (TĐKT), tổng công ty (TCT) nhà nước được xác định rõ với các quan điểm chỉ đạo là:

Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay

Vấn đề phát triển kinh tế bền vững ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Phát triển kinh tế bền vững là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia.Tính bền vững về kinh tế được thể hiện trên các khía cạnh: sự gia tăng quy mô kinh tế, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ và bình đẳng về cơ hội tham gia cũng như hưởng thụ thành quả phát triển của mọi người. Những năm  qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu kinh tế nhất định. Tuy nhiên, xét dưới góc độ phát triển kinh tế bền vững thì còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém. Do vậy, cần có những giải pháp phát triển bền vững kinh tế trong những năm tới. 

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, từng bước hội nhập khu vực và thế giới. Trong thành tựu trên lĩnh vực kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng vai trò quan trọng, trở thành một trong những động lực tăng trưởng kinh tế đất nước. Cùng với nhiều tác động tích cực tới kinh tế và sự phát triển bền vững của đất nước, FDI cũng có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế: ảnh hưởng đến lượng ngoại hối, giảm đóng góp vào nguồn thu thuế; có khi biệt lập với các ngành sản xuất trong nước, do đó không có những hiệu ứng lan truyền có lợi về phổ biến công nghệ sản xuất, quản lý và marketing; có thể đẩy các nhà sản xuất trong nước vào cuộc cạnh tranh không cân sức; có nguy cơ bị biến thành bãi rác công nghiệp.

Thực trạng công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay

Thực trạng công nghiệp phụ trợ ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Thuật ngữ công nghiệp phụ trợ (CNPT) ra đời đầu tiên ở Nhật Bản, ban đầu được dùng để chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ có đóng góp cho sự phát triển cơ sở hạ tầng công nghiệp ở các nước châu Á trong trung và dài hạn. Sau đó, định nghĩa CNPT được Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) chính thức đưa ra vào vào năm 1993: Công nghiệp phụ trợ là các ngành công nghiệp cung cấp các yếu tố cần thiết như nguyên vật liệu thô, linh kiện và vốn... cho các ngành công nghiệp lắp ráp (bao gồm ô tô, điện và điện tử).

Nam Định: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Nam Định: chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

(LLCT) - Nam Định là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu (BĐKH) và nước biển dâng. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp chịu nhiều tác động bất thường của BĐKH nên giảm năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập người dân. Nhằm giảm những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH, Nam Định đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, bước đầu cho hiệu quả rõ rệt.

Đảng bộ xã Đông Thành lãnh đạo hoàn thành xây dựng nông thôn mới

Đảng bộ xã Đông Thành lãnh đạo hoàn thành xây dựng nông thôn mới

(LLCT) - Xã Đông Thành (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) là xã nông thônvùng sâu, có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong những năm qua, thực hiện quan điểm của Đảng và Nhà nước , Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đông Thành đãtích cực hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

Đảng bộ Quân khu I tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đáp ứng  yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

Đảng bộ Quân khu I tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

(LLCT) - Tập trung nâng cao  năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân khu là yêu cầu cơ bản, quan trọng của các cấp ủy, tổ chức đảng; đồng thời, là trách nhiệm của mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng. Thực hiện tốt vấn đề đó là bảo đảm quan trọng để lực lượng vũ trang Quân khu hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, công tác và lao động sản xuất, cùng toàn Đảng, toàn dân thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.

Một số giải pháp phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế

Một số giải pháp phát triển nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế

(LLCT) - Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng nông hộ nông dân, đòi hỏi phải nhận thức và vận dụng tổng hợp hệ thống các quy luật kinh tế, xã hội và tự nhiên. Trong nền nông nghiệp hàng hoá gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, đòi hỏi phải phát triển nông nghiệp trong quan hệ với công nghiệp, dịch vụ, thị trường quốc tế. Trên cơ sở những nghiên cứu thực tiễn, xin đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay.

Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở của Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa)

Kết quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở của Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa)

(LLCT) - Năm 1989, tỉnh Khánh Hòa được tái lập, Nha Trang trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của tỉnh, đồng thời là trung tâm du lịch của khu vực Nam Trung bộ và cả nước. Vì vậy, để kinh tế - xã hội của thành phố phát triển bền vững cần có đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Cải cách hành chính và vai trò của đảng chính trị

Cải cách hành chính và vai trò của đảng chính trị

(LLCT) - Trong tiến trình thực hiện đường lối đổi mới, cải cách hành chính được đặt ra như một đòi hỏi khách quan để tạo tiền đề và thúc đẩy cải cách kinh tế. Cải cách thể chế, thủ tục hành chính được xác định là trọng tâm của việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trở thành một bộ phận quan trọng trong chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.

 
 Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

(LLCT) - Thực hiện đường lối đổi mới, mở cửa nền kinh tế và chuyển đổi cơ chế từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung quan liêu bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Trang 44 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền