Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

Quan hệ đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao

(LLCT) - Từ khi chính thức bình thường hóa quan hệ (1995) đến nay, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã có bước phát triển mạnh mẽ, đạt được nhiều thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Trong đó, hai nước luôn quan tâm tăng cường quan hệ trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, thiết lập các kênh đối ngoại giữa các cấp, các ngành, các tổ chức.

Bài học từ Cách mạng Tháng Mười Nga - Cách mạng muốn thắng lợi phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo

(LLCT) - Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Nhà nước Xôviết ra đời, đã làm cho học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin trở thành hiện thực sinh động, cổ vũ giai cấp vô sản các nước trên thế giới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội. Cách mạng Tháng Mười đã để lại cho cách mạng thế giới những bài học kinh nghiệm có giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc. Một trong những bài học đó là vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản - đội tiền phong của giai cấp vô sản.

Cách mạng tháng Mười Nga và Sắc lệnh hòa bình mở ra quan hệ quốc tế mới

(LLCT) - Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 thành công mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại, giai cấp công nhân và nông dân lần đầu tiên làm chủ vận mệnh đất nước bằng chính sức mạnh của mình. Ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, Đại hội Xôviết toàn Nga đã thông qua Sắc lệnh hòa bình, mở ra quan hệ quốc tế mới - quan hệ hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia, dân tộc.

Nhận diện chủ nghĩa dân túy trong bối cảnh thế giới hiện nay

(LLCT) - Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân túy làm cho thế giới thêm bất ổn. Hiện nay, chủ nghĩa dân túy cũng được dùng để nói về những thủ đoạn chính trị mang tính chất mị dân, đánh vào tâm lý, quan điểm của đám đông để kêu gọi, tổ chức phong trào nhằm lôi kéo tranh thủ quần chúng. Đây có thể hiểu là sự phát triển về khái niệm, hay là “chủ nghĩa dân túy mới” (Neo-populism). Năm 2016, “chủ nghĩa dân túy mới” trỗi dậy từ châu Á sang châu Âu và châu Mỹ như: Rodrigo Duterte ở Philippin; “Brexit” ở Anh; Donald Trump ở Mỹ và đang tiếp tục tấn công vào các thành trì châu Âu. Thách thức hiện nay là tìm cách ngăn chặn sự xói mòn trật tự quốc tế và xây dựng lại hệ thống toàn cầu trên cơ sở bền vững hơn.

Hiện đại hóa quản trị quốc gia ở Trung Quốc hiện nay: Nội hàm và phương hướng thực hiện

(LLCT) - Hội nghị Trung ương 3 khóa XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) chỉ rõ: “Mục tiêu tổng thể của công cuộc cải cách toàn diện theo chiều sâu chính là hoàn thiện và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc, thúc đẩy hiện đại hóa quản trị quốc gia”. Nhiều nhà khoa học Trung Quốc khẳng định, chủ trương thúc đẩy “hiện đại hóa quản trị quốc gia” đánh dấu một giai đoạn mới trong sự nghiệp xây dựng CNXH đặc sắc Trung Quốc: từ tìm kiếm con đường - tổng kết lý luận đến định hình thể chế.

“Cách mạng sắc màu” và giải pháp phòng, chống

(LLCT) - “Cách mạng sắc màu” (colour revolution) hay còn được biết đến với tên gọi như “cách mạng cam”, nhung, hạt dẻ, hoa hồng, hoa tulip... là khái niệm dùng để chỉ các phong trào biểu tình quần chúng, các cuộc chính biến do các thế lực bên ngoài kích động tại một số quốc gia thuộc Liên Xô (cũ), Đông Âu vào thập kỷ cuối thế kỷ XX và ở Trung Đông - Bắc Phi trong những năm đầu thế kỷ XXI. 

Ghế dành riêng cho nữ giới tham gia cơ quan dân cử ở một số nước châu Á

(LLCT) - Thực tiễn cho thấy, muốn tăng tỷ lệ nữ giới trong các cơ quan dân cử, việc học hỏi kinh nghiệm áp dụng các biện pháp hành động tích cực về hạn ngạch giới là đặc biệt quan trọng. Hạn ngạch giới có ba hình thức chính là (1) ghế dành riêng; (2) hạn ngạch ứng cử viên nữ; và (3) hạn ngạch tự nguyện của các đảng chính trị. Bài viết tập trung bàn về ghế dành riêng cho nữ giới vào cơ quan dân cử và chia sẻ một số bài học kinh nghiệm của Ápganítxtan, Ấn Độ, Pakítxtan, và Bănglađét về việc áp dụng ghế dành riêng cho nữ giới và rút ra các kinh nghiệm cho Việt Nam khi cân nhắc áp dụng biện pháp này.

Quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng trong bảo vệ độc lập, chủ quyền của Ấn Độ từ năm 1991 đến nay

(LLCT) - Duy trì sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia luôn là ưu tiên hàng đầu của mỗi quốc gia. Một trong số những mục tiêu chính sách ngoại giao của Ấn Độ là thiết lập mối quan hệ hợp tác thân thiện và bền vững với các quốc gia láng giềng nhằm bảo đảm cho môi trường an ninh tích cực ở khu vực, đồng thời, ngăn chặn các lực lượng từ bên ngoài ủng hộ các phong trào chính trị và các lực lượng nổi dậy đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ và thống nhất đất nước.

Vị trí chiến lược của Biển Đông và Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ

Vị trí chiến lược của Biển Đông và Việt Nam trong chính sách hướng Đông của Ấn Độ

(LLCT) - Chiến lược hướng Đông của Ấn Độ được thực thi từ năm 2014, khi Thủ tướng Narendra Modi quyết định đổi tên “Chính sách hướng Đông” (1992)(1) thành “Hành động hướng Đông” nhằm đạt được một trong ba mục tiêu đối ngoại của Ấn Độ là mở rộng ảnh hưởng ra khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong đó, Biển Đông và Việt Nam là các nhân tố có liên quan trực tiếp.

Cộng đồng ASEAN sau một năm hình thành

Cộng đồng ASEAN sau một năm hình thành

(LLCT) - Ngày 31-12-2015, Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập, với mục tiêu tổng quát là “xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác liên Chính phủ liên kết sâu rộng và vững mạnh hơn, nhưng vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài, đồng thời hướng mạnh tới người dân, phục vụ và nâng cao cuộc sống của người dân”(1). Nhìn lại một năm kể từ khi Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập, ASEAN đã đạt được những kết quả gì?

 

Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sau một phần tư thế kỷ

Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) sau một phần tư thế kỷ

(LLCT) - Do nhiều nguyên nhân xuất phát từ bên trong và bên ngoài SNG, từ 12 thành viên ban đầu, hiện nay SNG chỉ còn 9 thành viên chính thức. Turmenistan vì muốn giữ vị thế quốc gia trung lập đã rời bỏ vị thế thành viên chính thức để chỉ là thành viên liên kết trong SNG; Grudia và Ucraina, do nhiều nguyên nhân và những tác động từ nhiều phía đã rút khỏi SNG (Grudia năm 2009, Ucraina năm 2014).

Kinh nghiệm về củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc trong bối cảnh mới từ Cộng hòa Ấn Độ

(LLCT) - Độc lập - tự do là khát vọng mãnh liệt của con người và độc lập dân tộc là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của một quốc gia, bảo vệ độc lập là nhiệm vụ cao nhất của mọi quốc gia, nhất là đối với các nước mới giành lại được độc lập, điểm xuất phát thấp. Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Ấn Độ từ 1991 đến nay đã đạt được những thành tựu to lớn, tạo tiền đề vững chắc cho phát triển đất nước.

Động thái mới trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc dưới thời tổng thống Donand Trump

(LLCT) - Còn quá sớm để nói về tương lai mối quan hệ này trong nhiệm kỳ của Tổng thống D. Trump, nhưng qua nửa năm cầm quyền, có thể thấy chính sách của Mỹ với Trung Quốc đã dần định hình. Đánh giá đúng mối quan hệ giữa hai siêu cường này có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nước nhỏ, trong đó có Việt Nam, nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, củng cố và tăng cường tốt nhất các lợi ích cho mình ở khu vực và thế giới.

Vấn đề Biển Đông trong tiến trình hình thành và phát triển Cộng đồng ASEAN

Vấn đề Biển Đông trong tiến trình hình thành và phát triển Cộng đồng ASEAN

(LLCT) - Trải qua những bước thăng trầm trong lịch sử, ASEAN đã có những bước tiến quan trọng, từng bước xây dựng thành một tổ chức khu vực phát triển năng động được đánh giá cao, có những đóng góp thực chất không chỉ ở góc độ chính trị mà còn cả kinh tế, văn hóa và xã hội.

Tân Tổng thống Hoa Kỳ và những chính sách tương lai của nước Mỹ

(LLCT) - Cuộc đua vào Nhà trắng cũng đã kết thúc, với số phiếu bầu đã nghiêng hẳn về ứng cử viên của Đảng Cộng hòa, ông Donald Trump sẽ là Tổng thống thứ 45 của nước Mỹ và cũng là doanh nhân đầu tiên của Hoa Kỳ ngồi trên chiếc ghế này vào ngày 20-1-2017. Sau những phát ngôn gây “sốc” của ông Trump, những moi móc đời tư giữa các ứng cử viên của hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, giờ đây dư luận quốc tế sẽ tập trung vào những chính sách của ông Donald Trump, để xem ông sẽ đưa nước Mỹ đi về đâu.

Trang 17 trong tổng số 28 trang.

Thông tin tuyên truyền