Trang chủ    Nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu lý luận

Quan điểm và những giải pháp mới về xây dựng Đảng trong Văn kiện Đại hội XII

Quan điểm và những giải pháp mới về xây dựng Đảng trong Văn kiện Đại hội XII

(LLCT) - Đại hội XII tiếp tục khẳng định xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, trong đó xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức là vấn đề cơ bản. Về công tác xây dựng Đảng, Đại hội có nhiều quan điểm và giải pháp mới: Nội dung về công tác xây dựng Đảng được nhấn mạnh và đặt đúng tầm quan trọng; đã xác định phương hướng chung về công tác xây dựng Đảng cả nhiệm kỳ; xác định 10 nhiệm vụ về xây dựng Đảng, trong đó có 2 nhiệm vụ mới, 8 nhiệm vụ còn lại đều được bổ sung, phát triển nhấn mạnh so với Đại hội XI.

Một số luận điểm mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Một số luận điểm mới về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Đại hội XII đã kế thừa, làm rõ và thể hiện bước phát triển mới trên nhiều luận điểm quan trọng: Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển; là động lực giải phóng sức sản xuất; Đại hội khẳng định mạnh mẽ hơn vai trò của kinh tế tư nhân; các nguồn lực được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển nhưng phải phù hợp với kinh tế thị trường.

 
Quán triệt quan điểm Đại hội XII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Quán triệt quan điểm Đại hội XII về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

(LLCT) - Đại hội XII nhấn mạnh cần “Xác định hệ tiêu chí nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Chú trọng những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế (GDP bình quân đầu người, tỷ trọng giá trị gia tăng công nghiệp chế tạo, tỷ trọng nông nghiệp, tỷ lệ đô thị hóa, điện bình quân đầu người,...); những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về mặt xã hội (chỉ số phát triển con người, tuổi thọ bình quân, chỉ số bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, số bác sĩ trên 1 vạn dân, tỷ lệ lao động qua đào tạo,...); và những tiêu chí phản ánh trình độ phát triển về môi trường (tỷ lệ dân số sử dụng nước sạch, độ che phủ rừng, tỷ lệ giảm mức phát thải khí nhà kính...).

Vấn đề đổi mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế theo tinh thần Đại hội XII của Đảng

(LLCT) - Mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị luôn là mối quan hệ cơ bản, chi phối toàn bộ sự vận hành của đời sống xã hội. Trong suốt 30 năm đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã từng bước nhận thức và giải quyết thành công mối quan hệ này. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn, cả trong nhận thức cũng như trên thực tiễn còn bộc lộ không ít những lúng túng, bất cập. Cần nhận thức và giải quyết thành công vấn đề đổi mới kinh tế đồng bộ với đổi mới chính trị, tạo động lực cho thời kỳ mới.
Tiếp nối, phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại 30 năm đổi mới

Tiếp nối, phát triển tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh và đường lối đối ngoại 30 năm đổi mới

(LLCT) - Đường lối đối ngoại của Đại hội XII là sự kế thừa, phát triển tư tưởng ngoại gia Hồ Chí Minh, thể hiện ở mục tiêu của hoạt động đối ngoại, trong đó bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia dân tộc là mục tiêu tối thượng; tư tưởng hòa bình và hợp tác hữu nghị, “dĩ bất biến ứng vạn biến”, thêm bạn bớt thù. Đồng thời, Đại hội XII là sự tiếp nối đường lối đối ngoại 30 năm đổi mới và bổ sung thêm những nhận thức mới: lần đầu tiên nhiệm vụ ngoại giao là một thành tố trong chủ đề Đại hội; kết quả hoạt động đối ngoại được đánh giá kỹ hơn; nêu rõ phương châm, định hướng lớn; ngoại giao nhân dân được tiếp cận theo phương cách mới. 

Độc lập, tự do - Sự thống nhất giữa quyền dân tộc và quyền con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Quán triệt tư tưởng của Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định quyền độc lập của dân tộc trong Điều 1: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Với bản chất của Nhà nước pháp quyền XHCN của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, Hiến pháp đã quy định rõ trong toàn bộ Chương II từ Điều 14 đến Điều 49 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Quan điểm của Đảng về kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh

(LLCT) - Kinh tế và quốc phòng, an ninh (QPAN) là 2 lĩnh vực hoạt động cơ bản trong quá trình thực hiện 2 nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Từng mặt hoạt động kinh tế, QPAN có đặc điểm, yêu cầu riêng và tuân theo các quy luật vận động riêng, nhưng chúng có quan hệ biện chứng, hữu cơ trong một thể thống nhất, gắn kết chặt chẽ với nhau, cái này là điều kiện tồn tại và phát triển của cái kia. Tuy vậy, không phải cứ có kinh tế mạnh là có QPAN mạnh, hoặc cứ có QPAN mạnh thì có kinh tế mạnh, mà phải trên cơ sở kết hợp một cách hợp lý, hài hòa, hiệu quả giữa kinh tế với QPAN, sao cho các hoạt động kinh tế gắn kết hữu cơ với các hoạt động QPAN và ngược lại.

Quan điểm của Đại hội XII về xây dựng con người phát triển toàn diện

(LLCT) - Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta luôn coi con người là vốn quý nhất, là mục tiêu, động lực của cách mạng, là yếu tố quyết định sự thành bại của cách mạng. Đặc biệt, từ Đại hội VI (năm 1986) của Đảng, với sự đổi mới toàn diện và sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn trên mọi lĩnh vực, nhận thức về vị trí, vai trò của con người cũng ngày càng đầy đủ và sâu sắc hơn. Đảng ta luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, là đối tượng, mục tiêu và động lực của mọi hoạt động kinh tế- xã hội.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về những yếu tố bảo đảm dân chủ thật sự

Tư tưởng Hồ Chí Minh về những yếu tố bảo đảm dân chủ thật sự

(LLCT) - Dân chủ là động lực để phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân giành thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Dân chủ, hay quyền làm chủ của nhân dân đã được đề cập nhiều trong các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh. Người không chỉ nói đến dân chủ, dân làm chủ, mà quan trọng hơn là nói đến dân chủ thật sự, hay “mở rộng dân chủ”, “dân chủ chân chính”, “dân chủ rộng rãi”, tức không chỉ coi dân chủ là mục tiêu mà còn coi dân chủ là phương pháp hay động lực nhằm hiện thực hóa mục tiêu.

Vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay

Vai trò của khoa học, công nghệ trong phát triển lực lượng sản xuất hiện đại ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Trước những hạn chế và bất cập trong việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào phát triển lực lượng sản xuất ở nước ta, Đại hội XII của Đảng nhấn mạnh: “Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ làm cho khoa học, công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển lực lượng sản xuất hiện đại”.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về hợp tác quốc tế trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

(LLCT) - Quan điểm Hồ Chí Minh vềhợp tác quốc tếđược hình thành là kết quả của sự khảo nghiệm thực tiễn, kế thừa truyền thống lịch sử dân tộc dưới ánh sáng chủ nghĩa Mác - Lênin, nhận thức quy luật vận động và xu thế phát triển của thời đại. Người nhận thấy rõ việc hợp tác quốc tế là đòi hỏi khách quan của sự phát triển xã hội, là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và phát triển đất nước.

Tư tưởng triết học Hồ Chí Minh về tiến bộ xã hội và ý nghĩa trong nhận thức mục tiêu phát triển ở Việt Nam

(LLCT) - Trên cơ sở tiếp thu thế giới quan và phương pháp luận triết học Mác và kế thừa giá trị truyền thống phương Đông, Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò và địa vị của quần chúng trong sự vận động lịch sử xã hội và mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, tiến bộ xã hội còn phản ánh mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Tự do, bình đẳng và công bằng xã hội là mục tiêu và là nội dung căn bản để hiện thực hóa những giá trị, lý tưởng cao đẹp của CNXH. Người đề cao công bằng xã hội trong việc làm yên lòng dân để xã hội ổn định và phát triển.

Chế độ sở hữu và vấn đề giá trị thặng dư trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

(LLCT)Học thuyết GTTD của C.Mác đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế - xã hội mới, cơ cấu của GTTD có nhiều thay đổi, lao động quản lý ngày càng giữ vai trò quan trọng hơn trong việc tạo ra GTTD. Vì vậy, cần thường xuyên cập nhật, đổi mới cách xem xét vấn đề này để khắc phục sai lầm trong cách hiểu trước đây.

Quan hệ tộc người ở Việt Nam và một số giải pháp xây dựng quan hệ tộc người tốt đẹp

Quan hệ tộc người ở Việt Nam và một số giải pháp xây dựng quan hệ tộc người tốt đẹp

(LLCT) - Ở Việt Nam hiện nay, các tộc người phát triển về mọi mặt, xu hướng cố kết cộng đồng dân tộc được phát huy, tính thống nhất hữu cơ giữa các tộc người trong quốc gia, dân tộc được củng cố, tăng cường. Tuy vậy, quan hệ tộc người đang tiềm ẩn những vấn đề xã hội; những tác động từ âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Giải pháp xây dựng quan hệ tộc người trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay là: nhận thức đầy đủ hơn các vấn đề lý luận liên quan về dân tộc, tộc người; xây dựng và hoàn thiện chính sách dân tộc nhằm đạt được các mục tiêu phát triển đất nước ttrong tình hình mới; thể chế hóa chính sách dân tộc của Đảng, Hiến pháp thành các quy định pháp luật; đấu tranh chống âm mưu lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo nhằm “diễn biến hòa bình”.

Trang 30 trong tổng số 52 trang.

Thông tin tuyên truyền