Trang chủ    Diễn đàn

Diễn đàn

Tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của thanh niên, học sinh, sinh viên về biển đảo

(LLCT) - Đòi hỏi khách quan, đồng thời là một nhiệm vụ quan trọng của công tác tư tưởng hiện nay là tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao hơn nữa nhận thức của các cấp, các ngành, của toàn dân về vai trò, tầm quan trọng chiến lược của biển, đảo đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là đối với thanh niên, học sinh, sinh viên.
 

Tác động của hội nhập quốc tế đối với thanh niên và công tác thanh niên hiện nay

 
(LLCT) - Trong quá trình lãnh đạo đất nước tiến hành công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế, Đảng ta đã khẳng định: thanh niên là cánh tay phải của Đảng, là rường cột của nước nhà, thanh niên là đội quân xung kích của cách mạng, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là đội dự bị tin cậy của Đảng và công tác thanh niên là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, là vấn đề sống còn của Đảng. Thành quả lao động sáng tạo của thanh niên đã góp phần rất lớn vào thành tựu của đất nước trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác thanh niên vẫn còn những bất cập, hạn chế. Những bất cập, hạn chế ấy đã đặt ra cho công tác thanh niên trong thời gian tới nhiều vấn đề bức thiết cần phải tập trung giải quyết.

Phương thức cơ bản bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong thời bình hiện nay

(LLCT) - Chăm lo bảo vệ Tổ quốc ngay từ thời bình thể hiện quan điểm tích cực, chủ động trong bảo vệ Tổ quốc của Đảng, Nhà nước, nhân dân và các lực lượng vũ trang. Đồng thời, là quá trình tích cực, chủ động đấu tranh phòng, chống lại có hiệu quả những âm mưu, thủ đoạn chống phá Việt Nam từ bên ngoài và những nhân tố gây mất ổn định từ bên trong có thể đe dọa đến sự sống còn của chế độ XHCN ngay trên đất nước ta. 

Góp thêm một cách nhìn về tầng lớp trung lưu - doanh nhân

Góp thêm một cách nhìn về tầng lớp trung lưu - doanh nhân

(LLCT) - Trong lịch sử xã hội Việt Nam, tầng lớp doanh nhân một thời gian dài không được coi trọng, có lúc vì tư tưởng “trọng nông ức thương”, bị coi là đối tượng cần cải tạo. Cùng với sự nghiệp đổi mới do Đảng ta khởi xướng, xã hội ta đã nhìn nhận ngày càng tích cực đối với tầng lớp này. Những năm gần đây, hàng loạt các chính sách được Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện cho tầng lớp doanh nhân phát triển. Từ năm 2004, Nhà nước đã lấy ngày 13-10 hằng năm là Ngày doanh nhân để ghi nhận sự hiện diện và vai trò quan trọng của tầng lớp doanh nhân trong đời sống kinh tế - xã hội.

Mô tả công việc theo vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập

(LLCT) - Cùng với sự thay đổi về cơ chế quản lý, hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Luật Viên chức(*) là cơ sở pháp lý trong quản lý, sử dụng, xây dựng đội ngũ viên chức mà các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta phải quán triệt và tổ chức thực hiện nhằm xây dựng đội ngũ viên chức sát hợp, hiệu quả, khoa học. Trong đó, trước hết phải triển khai hướng dẫn về mô tả công việc theo vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp và khung năng lực.

Cần thay đổi nhận thức của người dân về thủ tục hành chính

(LLCT) - Khi đến các cơ quan hành chính nhà nước, một điều rất dễ nhận thấy là sự khó chịu, thiếu thoải mái của người dân khi đến giải quyết công việc. Nhiều người cho rằng, thủ tục hành chính (TTHC) quá rườm rà. Theo cách nghĩ của một số người dân, TTHC là cái mà các cơ quan nhà nước “đẻ” ra để “hành dân”, để cán bộ sách nhiễu người dân nhằm trục lợi cá nhân. Bởi nếu không tuân thủ đầy đủ các thủ tục đó, yêu cầu sẽ không được giải quyết. Và theo lôgích tất yếu trong lối suy nghĩ của họ, để tránh bị “làm khó” thì buộc phải “đi cửa sau”, phải hối lộ, đút lót cho cán bộ, công chức.

Văn hóa biển và thực thi chính sách biển

(LLCT) - Văn hóa biển là yếu tố không thể thiếu, nhất là khi hiện nay nước ta đang chủ trương xây dựng Việt Nam trở thành một “quốc gia biển”. Một “quốc gia biển” chỉ thật sự hùng mạnh khi chủ quyền đối với các vùng biển đảo của Tổ quốc được bảo vệ vững chắc và chiến lược “phát triển kinh tế biển” gắn liền với “bảo tồn văn hóa biển”, với những giá trị truyền thống ngày càng được bổ sung những yếu tố mới để tạo nên nền tảng tinh thần vững chắc cho việc thực thi chính sách biển nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền trên các vùng biển Việt Nam.

Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội

(LLCT) - Đi lên CNXH là vấn đề cốt lõi trong tư tưởng và thực tiễn của Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên không phải ai cũng nhận thức rõ điều này, thậm chí còn có những quan điểm phủ nhận hoặc xuyên tạc về con đường phát triển của đất nước.

 

Một số vấn đề về đổi mới hoạt động khoa học tại Học viện

(LLCT)- Công tác quản lý khoa học ở Học viện đã được cải tiến một phần nhưng vẫn còn khoảng cách khá xa mới đáp ứng được yêu cầu một trung tâm quốc gia về nghiên cứu khoa học. Giải pháp cho vấn đề này có nhiều và cần được phân tích một cách thấu đáo hơn.

 

Báo chí tích cực tham gia tuyên truyền đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Trong công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền bá hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; đấu tranh chống những quan điểm sai trái, thù địch; tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, những hiện tượng tiêu cực trong xã hội…góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương, minh bạch hoá quan hệ xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng.

 

Những vấn đề rút ra từ cuộc đấu tranh tư tưởng, lý luận ở nước ta hiện nay

(LLCT) - Cách mạng Việt Nam đang thực hiện hai nhiệm vụ chiến lư­ợc xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN. Sự nghiệp đổi mới của nhân dân ta đã đạt được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử: “Đất nước đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCNđược đẩy mạnh. Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt. Hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc đ­ược củng cố và tăng cường. Chính trị - xã hội ổn định. Quốc phòng và an ninh được giữ vững. Vị thế nước ta trên tr­ường quốc tế không ngừng nâng cao. Sức mạnh tổng hợp của quốc gia đã tăng lên rất nhiều, tạo ra thế và lực mới cho đất nước tiếp tục đi lên với triển vọng tốt đẹp”(1).

Quyền lực cứng, quyền lực mềm, quyền lực thông minh trong nền dân chủ

(LLCT) - Quyền lực không phải là một vấn đề mới trong đời sống chính trị - xã hội. Cách thức sử dụng quyền lực trong những giai đoạn khác nhau của lịch sử đánh dấu những đặc điểm xã hội và trình độ nhận thức khác nhau của từng thời kỳ. Ngày nay, người ta nói nhiều đến dân chủ và đi cùng với nó là những cách thức sử dụng quyền lực mới. Nhiều lý thuyết quyền lực ra đời, trong đó có lý thuyết về quyền lực mềm. Từ những năm 90 thế kỷ XX, lý thuyết này đã tìm được chỗ đứng trong quan hệ quốc tế và ngày càng thể hiện được sức lan toả của mình.

Nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức trong trường phổ thông hiện nay

(LLCT) - Đạo đức là gốc, là nền tảng của sự phát triển nhân cách con người. Ở mọi thời đại, mọi quốc gia, vấn đề đạo đức và giáo dục đạo đức là công việc quan trọng luôn được quan tâm và tạo mọi điều kiện. Trên thực tế, cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường đã có nhận thức khá cao về vai trò và tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức, tích cực thực hiện các biện pháp nhằm giáo dục học sinh phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của xã hội. Đại đa số học sinh nhà trường có nhận thức tốt về vai trò và tầm quan trọng của của rèn luyện đạo đức. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh còn thờ ơ, xem thường kỷ cương nề nếp nhà trường. Công tác quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh còn nhiều hạn chế, bất cập chưa đáp ứng yêu cầu thực tế. 

Kiểm soát lợi ích nhóm – tiếp cận từ góc độ giám sát quyền lực nhà nước

(LLCT) - "Lợi ích nhóm" là khái niệm xuất hiện ngày càng nhiều trên sách báo nước ta và ngày càng được các nhà nghiên cứu và quản lý quan tâm. Lợi ích nhóm có đồng nghĩa với tiêu cực không hay có tính hai mặt. Cơ chế kiểm soát phải như thế nào để phát huy mặt tích cực, kiềm chế, triệt tiêu mặt tiêu cực.
 

Một số giải pháp ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên hiện nay

(LLCT)- Thực tế kiểm điểm việc tự phê bình và phê bình của Ban Thường vụ các Tỉnh uỷ, Thành uỷ theo Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay cho thấy, trên cơ sở bám sát chỉ thị, kế hoạch, hướng dẫn của Trung ương, ở các mức độ khác nhau, các cấp ủy đã chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và nguyên nhân, đồng thời đã đề ra được những giải pháp thiết thực.

 
Trang 31 trong tổng số 33 trang.

Thông tin tuyên truyền