Trang chủ    Diễn đàn

Diễn đàn

Phong cách lãnh đạo, quản lý

(LLCT)- Sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay đang đặt ra nhiều đòi hỏi và thách thức đối với chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nghiên cứu phong cách LĐ,QL dưới góc nhìn khoa học nhằm đưa ra các giải pháp về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng hiệu quả LĐ,QL là góp phần vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Nâng cao năng lực trí tuệ và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ lí luận đáp ứng yêu cầu đấu tranh tư tưởng, lí luận

(LLCT)- Trong xây dựng đội ngũ cán bộ nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ lý luận nói riêng, Đảng ta luôn đặt việc xây dựng về chính trị lên hàng đầu. Trong giai đoạn hiện nay sự chuyển hướng trong chiến lược chống phá, âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch; những nguy cơ đe dọa đất nước và sự mất còn của chế độ; sự tấn công của hệ tư tưởng tư sản; ảnh hưởng của những mặt tiêu cực của cơ chế thị trường... đã và đang gây ra những tác động không nhỏ trên phương diện tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tình hình đó đòi hỏi phải tăng cường công tác đấu tranh tư tưởng - lý luận. Trong đó, vấn đề nâng cao năng lực trí tuệ và sức chiến đấu của đội ngũ cán bộ lý luận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
 

Có phải là “bảo thủ, giáo điều”?

(LLCT)- Từ sau khi mô hình CNXH ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ đến nay, ở đâu đó người ta vẫn đọc được sự hoài nghi, thậm chí phê phán Đảng Cộng sản  Việt Nam lấy chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởnglà “bảo thủ, giáo điều”, không thể đưa đất nước phát triển được. Sự phê phán như vậy liệu có đúng không, có căn cứ lý luận và thực tiễn nào không? Nhân Kỷ niệm 96 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, xin cùng bàn luận về vấn đề này.
 

Thực chất của một số "ý kiến trao đổi, đóng góp"

(LLCT) - Trong bài phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 14 (khoá X), Đồng chí Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nêu rõ: “... đối với một số ý kiến mang động cơ xấu, lợi dụng việc góp ý để hoạt động chống đối, phá hoại, Ban Chấp hành Trung ương bày tỏ thái độ kiên quyết phê phán và dứt khoát bác bỏ”. Từ định hướng quan trọng, đúng đắn và rất rõ ràng này, có thể xem xét, phân tích và đánh giá thực chất một số ý kiến tự cho là “trao đổi, đóng góp” đề cập tới nhiều quan điểm, chủ trương cơ bản của Đảng ta và hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Ba giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

(LLCT)- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay là một nội dung quan trọng nhằm phát huy dân chủ, góp phần nâng cao chất lượng các quyết sách chính trị của Đảng và Nhà nước.

Phòng, chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn trên địa bàn biên giới trong tình hình mới

(LLCT) - Đấu tranh phòng, chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn chính trị là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của các lực lượng vũ trang đứng chân trên địa bàn các tỉnh biên giới, trong đó bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt. Để thực hiện tốt các biện pháp đấu tranh phòng, chống có hiệu quả âm mưu, thủ đoạn “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của địch.

Từ chủ nghĩa hiến pháp đến hiến pháp

(LLCT) - Chủ nghĩa hiến pháp trong tiếng Anh là Constitutionalism. Có người dịch là chủ nghĩa hợp hiến, có người dịch là chủ nghĩa hiến pháp hoặc là chủ nghĩa lập hiến. Theo quan điểm của tôi, dịch là “chủ nghĩa hiến pháp” đúng hơn, bao quát hơn. Nội hàm của khái niệm “chủ nghĩa hiến pháp” đang là một trong những vấn đề lớn trong lý luận của khoa học pháp lý hiện nay ở Việt Nam. Từ điển Chính quyền và Chính trị Hoa Kỳ của Jay M. Shafritz ghi: “Chủ nghĩa hiến pháp là sự phát triển của những tư tưởng hợp hiến qua nhiều thời đại”.(1)

Thực hiện chủ trương thí điểm kết nạp đảng viên là chủ doanh nghiệp tư nhân

(LLCT) - Phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN nói chung, kết nạp chủ doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế tư nhân vào Đảng nói riêng đang là một trong những vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp bách.

Giáo dục Việt Nam: từ bình đẳng giới ở trình độ thấp đến bình đẳng giới ở trình độ cao

(LLCT) - Giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học (GDĐH) nói riêng cần phải tiến tới bình đẳng giới ở trình độ cao bằng cách mở rộng các cơ hội đến trường trung học phổ thông, trường cao đẳng và đại học. Nếu tỷ lệ nhập học trung học phổ thông đạt từ 90% trở lên và tỷ lệ nhập học đại học từ 50% trở lên thì lúc đó có thể nói là đạt được “bình đẳng giới ở trình độ cao” của sự phát triển giáo dục nói riêng và phát triển của cả xã hội nói chung.

Phê phán sự phê phán mácxít trong cuốn sách “đạo đức trong kinh tế”

(LLCT) - Trong cuốn sách Đạo đức trong kinh tế của tác giả Francisco Vergara do Nhà xuất bản Tri thức xuất bản năm 2010, người đọc có thể tìm thấy những tư tưởng cơ bản của các học thuyết tự do trong xã hội phương Tây cùng với sự phê phán đối với các học thuyết ấy. Ở Chương V: “Phê phán chủ nghĩa tự do”, ngoài những phê phán của các học giả phương Tây, tác giả còn nêu lên sự phê phán mácxít đối với các học thuyết ấy.

Quá trình điều chỉnh quan điểm lý luận của trào lưu dân chủ xã hội sau chiến tranh lạnh

(LLCT) - Trào lưu dân chủ xã hội là một trong ba trào lưu lý luận chính trị - xã hội đương đại chủ yếu, có quá trình lịch sử lâu đời với nhiều giai đoạn tồn tại và phát triển phức tạp; trong mỗi giai đoạn lại có những thay đổi nhất định về quan điểm lý luận và đường lối, chính sách thực tiễn. Sau những biến động của Đông Âu và Liên Xô cuối thế kỷ XX, trào lưu dân chủ xã hội cũng lâm vào khủng hoảng về lý luận và thực tiễn, nhiều đảng dân chủ xã hội đang cầm quyền ở một số nước lần lượt bị mất chính quyền và rơi vào vị trí đảng đối lập. Trong khi đó, xu thế toàn cầu hóa phát triển mạnh mẽ và tác động sâu sắc đến các quốc gia; chủ nghĩa tự do mới nổi lên chiếm ưu thế ở hầu hết các nước tư bản phát triển..., đã ảnh hưởng lớn đến các đảng dân chủ xã hội. Trước bối cảnh đó, trào lưu dân chủ xã hội buộc phải điều chỉnh quan điểm lý luận, cũng như chiến lược, chính sách của mình để có thể giành được thắng lợi trong các cuộc bầu cử.

Quản lý nhà nước đối với phương diện văn hóa của phát triển

(LLCT)- Trước đây, văn hoá thường được coi là giáo dục, khoa học hoặc văn học nghệ thuật. Thực ra, đó mới chỉ là những yếu tố, những bộ phận của văn hoá. Việc quy giản văn hoá chỉ về một hoặc một số yếu tố của nó, cho dù đó là yếu tố thực thể, là một nhận thức còn phiến diện về văn hoá, và cùng với điều đó, là việc không chú ý đúng mức đến sự nghiệp xây dựng văn hoá về mặt thực tiễn, không phát huy được đầy đủ vai trò của văn hoá trong phát triển.

Phòng chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - nội dung quan trọng trong công tác tư tưởng của Đảng hiện nay

(LLCT) - Trong những năm qua, tình hình trong nước và quốc tế có những diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đã tác động không nhỏ đến tư tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn của công cuộc đổi mới đất nước góp phần giữ vững tư tưởng chủ đạo là ý thức độc lập dân tộc gắn liền với CNXH, thì vẫn còn đang tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, tạo ra những thách thức, nguy cơ về an ninh tư tưởng trong tình hình mới.

Nhận thức các khái niệm đảng cầm quyền, đảng lãnh đạo ở nước ta hiện nay

(LLCT)- Trong hệ thống chính trị của bất kỳ quốc gia nào hiện nay đều có các bộ phận cấu thành cơ bản, đó là: đảng chính trị; nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Đảng chính trị thực chất là các tổ chức chính trị thể hiện lợi ích của một giai cấp hay của một tầng lớp xã hội liên kết những đại diện ưu tú nhất của giai cấp để lãnh đạo giai cấp đạt tới những mục tiêu và lý tưởng nhất định. Mục tiêu của đảng chính trị nói chung trước hết là giành quyền lực nhà nước và sử dụng quyền lực đó để thực hiện các định hướng chính trị, đạt được lợi ích của đảng. Khi giành được quyền lực nhà nước, đảng đó trở thành đảng cầm quyền.

 

Mối liên hệ giữa văn hóa và khoa học xã hội nhân văn trong thời đại ngày nay

(LLCT) - Văn hóa là linh hồn của nhân loại trong quá trình tồn tại và phát triển, là hệ giá trị tư tưởng, động lực tinh thần thúc đẩy xã hội không ngừng tiến bộ, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Xã hội càng phát triển, vai trò của văn hóa càng trở nên nổi bật. Trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh tế tri thức đang phát triển mạnh mẽ, việc có được nền văn hóa tiên tiến hay không, và nền văn hóa ấy có thực sự thúc đẩy sự phát triển xã hội hay không sẽ liên quan đến sự tồn vong của một quốc gia, một dân tộc và một chính đảng. Trong khi đó khoa học xã hội và nhân văn là bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong chiến lược phát triển đất nước và sự nghiệp CNH, HĐH.

Trang 32 trong tổng số 33 trang.

Thông tin tuyên truyền