Trang chủ    Tư liệu tạp chí in    Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2013
Thứ ba, 31 Tháng 12 2013 23:56
2611 Lượt xem

Tạp chí Lý luận chính trị số 2-2013

TẠP CHÍ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ SỐ 2-2013

CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN, TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀ THỜI ĐẠI

1.      Bùi Đình Phong - Hồ Chí Minh - Nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam

2.      Lê Văn Yên - Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

3.      Lê Văn Tích - Phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong hội nhập và phát triển bền vững

4.      Đoàn Triệu Long - Từ luận điểm của C.Mác đến nhận thức về công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay

GÓP Ý SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992

             *** Tọa đàm khoa học góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

              Nguyễn Văn Mạnh - Một số ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992

NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VÀ TỔNG KẾT HỰC TIỄN

5.      Nguyễn Trọng Phúc: Bản lĩnh và trách nhiệm chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền trong tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm

6.       Trần Văn Tuấn - Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý hành chính nhà nước đến năm 2015

7.      Đinh Việt Hòa - Phát triển thêm nhiều doanh nghiệp để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

8.       Nguyễn Bá Chiến - Văn hóa biển và thực thi chính sách biển

9.      Đặng Như Lợi - Quan điểm, nhận thức về tiền lương và chính sách tiền lương

10.     Nguyễn Duy Sơn - Trần Thị Hòe -Tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định và thực thi chính sách ở Việt Nam

11.     Đường Vinh Sường -Một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước

12.     Nguyễn Ngọc Ánh - Hà Nội xây dựng đội ngũ bí thư đảng bộ phường đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới

13.     Nguyễn Thị Thanh Hoài - Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế

14.     Phùng Thị Phong Lan: Cần thay đổi nhận thức của người dân về thủ tục hành chính

DIỄN ĐÀN GIÁO DỤC LÝ LUẬN VÀ ĐẤU TRANH TƯ TƯỞNG

15.     Mạch Quang Thắng- Để hoạt động khoa học ở Học viện ngày càng đi vào chiều sâu hiệu quả

16.     Nguyễn Thị Tuyết Mai- Vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHÍNH TRỊ NƯỚC NGOÀI

17.      Nguyễn Minh Phong - Triển vọng nào cho kinh tế thế giới năm 2013

18.      Trần Thọ Quang: Một số điểm nhấn quan trọng của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc

19.      Lương Văn Kế:Nhận diện sức mạnh mềm Trung Quốc và ứng xử của Việt Nam

 

Tóm tắt một số bài Số 2-2013

Bùi Đình Phong: Hồ Chí Minh - Nhà văn hoá kiệt xuất Việt Nam    

Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu chọn là danh nhân văn hóa thế giới, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất Việt Nam. Nhà văn hóa Hồ Chí Minh có sự kết hợp hài hòa giữa tinh hoa văn hóa dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, của lịch sử dân tộc và thời đại. Hồ Chí Minh vừa là nhà cách mạng vừa là nhà báo, nhà văn, nhà thơ, nhà giáo dục lớn. Người để lại một sự nghiệp văn hóa vô cùng trong sáng và đẹp đẽ, cách mạng hóa và hiện đại hóa nền văn học, nghệ thuật Việt Nam. Người đích thân phát động toàn dân chống giặc dốt đi đôi với chống giặc đói và giặc ngoại xâm. Ứng xử văn hóa của Người thể hiện lòng nhân ái, mang sắc thái độc đáo, cốt cách Hồ Chí Minh. Di sản Hồ Chí Minh vẹn nguyên giá trị thời đại, bởi tư tưởng của Người hướng tới tương lai.           

Lê Văn Yên: Những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Hồ Chí Minh sớm nhận rõ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong quá trình vận động thành lập Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa, Hồ Chí Minh đã sáng tạo trong việc kết hợp nhân tố dân tộc (chủ nghĩa yêu nước) và nhân tố giai cấp (chủ nghĩa Mác - Lênin và phong trào công nhân). Người đã sáng tạo khi tập hợp, lôi kéo các tầng lớp, giai cấp vào mặt trận đoàn kết dân tộc chống đế quốc, giải phóng đất nước; sáng tạo trong việc đặt tên Đảng và chủ trương giải quyết vấn đề đảng trong khuôn khổ mỗi nước Đông Dương. lLê Văn Tích: Tiếp tục phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh trong hội nhập và phát triển bền vững 

Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là một nhân tố quan trọng trong chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, là nét đặc sắc và biểu tượng cao đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam. Nhờ chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh mà từ đầu thế kỷ XX tinh thần yêu nước Việt Nam được khơi dậy, toàn dân tộc đoàn kết lại trong cuộc đấu tranh giải phóng đất nước. Ngày nay, tình hình và nhiệm vụ có nhiều đổi thay, để phát huy chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng, nâng cao sự giác ngộ; giáo dục lòng yêu nước; nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ nghĩa yêu nước Việt Nam hiện nay; khẳng định sự gắn kết giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; xây dựng, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.          

Đoàn Triệu Long: Từ luận điểm của C.Mác đến nhận thức về công tác tôn giáo ở nước ta hiện nay         

Từ các quan điểm cơ bản về nguồn gốc, bản chất, tính chất của tôn giáo trong đó vạch rõ tôn giáo vừa là thực thể xã hội vừa là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt; tính chất chính trị, sự liên hệ giữa tôn giáo và nhà nước; C.Mác phản đối việc giải quyết vấn đề tôn giáo bằng các sắc lệnh cưỡng chế; chỉ rõ phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo là thay đổi những thiết chế xã hội, những mối quan hệ kinh tế hiện tồn. Quan điểm của Mác cần được vận dụng trong quản lý hoạt động tôn giáo ở nước ta hiện nay, trước hết là nhận thức đúng đắn về tôn giáo, công tác tôn giáo thực chất là công tác vận động quần chúng, đồng thời phải ngăn ngừa, nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng vào âm mưu chính trị; vấn đề căn bản là xây dựng cuộc sống hạnh phúc ngay trong hiện thực.          

Nguyễn Trọng Phúc: Bản lĩnh và trách nhiệm chính trị của Đảng Cộng sản cầm quyền trong tự phê bình, phê bình và sửa chữa khuyết điểm         

Tự phê bình và phê bình là nguyên tắc của Đảng, là quy luật xây dựng và phát triển của Đảng. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng đã từng mắc sai lầm, khuyết điểm. Những khuyết điểm, sai lầm đó được Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh phát hiện, dũng cảm công khai tự phê bình, uốn nắn kịp thời, thể hiện bản lĩnh và trách nhiệm chính trị của Đảng và cán bộ, đảng viên. Đồng thời qua đó Đảng tự hoàn thiện mình, nâng cao năng lực và sức chiến đấu, củng cố sự thống nhất ý chí, hành động, giữ được niềm tin của nhân dân.

Trần Anh Tuấn: Tiếp tục thực hiện phân cấp quản lý hành chính nhà nước đến năm 2015

Trong quá trình đổi mới, chủ trương phân cấp quản lý từng bước được thực hiện một cách có hệ thống; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp, mỗi cơ quan được phân định rõ. Từ năm 2005 đến nay, các bộ, ngành đã có 163 loại công việc được phân cấp; nhiều nội dung phân cấp được thể chế hóa vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, nghị định. Kết quả phân cấp đã đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn những bất cập, chưa đồng bộ, tạo ra sự lúng túng, nhất là ở cấp dưới. Trên cơ sở mục tiêu, quan điểm, nguyên tắc phân cấp quản lý nhà nước, tiếp tục đẩy mạnh phân cấp nhà nước đến năm 2015 cần tập trung vào một số ngành, lĩnh vực: quản lý ngân sách; quản lý doanh nghiệp nhà nước; sự nghiệp công; quản lý công chức, viên chức; quản lý đầu tư; quản lý đất đai.            

lĐinh Việt Hoà: Phát triển thêm nhiều doanh nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước           

Bài viết đi sâu tìm hiểu sự phát triển số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam và so sánh với một số nước; các xu hướng xây dựng cấu trúc, quy mô doanh nghiệp, quan hệ dây chuyền giữa các doanh nghiệp, xu hướng kinh doanh toàn cầu; vai trò của doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa) trong nền kinh tế quốc dân, mối quan hệ giữa tỷ lệ doanh nghiệp với dân số và ảnh hưởng đến phát triển kinh tế các quốc gia. Từ đó, tác giả nêu rõ để phát triển nền kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh, thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo đà phát triển bền vững, Việt Nam cần có chính sách kích cầu trong việc thành lập doanh nghiệp, đồng thời có chính sách hợp lý nhằm củng cố các doanh nghiệp đang hoạt động.    

Nguyễn Bá Chiến: Văn hoá biển và thực thi chính sách biển             

Xuất phát từ vị trí, vai trò của văn hóa biển đối với việc thực thi chính sách biển đúng đắn và hiệu quả, tác giả đề xuất một số giải pháp xây dựng, bảo tồn, phát huy văn hoá biển: Bảo tồn văn hoá biển, kiểm kê di sản văn hoá biển của người Việt, đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử - văn hoá có liên quan đến quá trình khai thác, xác lập và đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo; tôn vinh những người có công chinh phục, khai thác, bảo vệ chủ quyền biển đảo, hỗ trợ nghề đi biển; phổ biến, giáo dục, nâng cao ý thức về chính sách pháp luật biển...      

lĐặng Như Lợi: Quan điểm, nhận thức về tiền lương và chính sách tiền lương        

Tác giả trao đổi một số vấn đề liên quan đến tiền lương nhằm thống nhất nhận thức, tạo sự đồng thuận cho quá trình hoàn thiện chính sách tiền lương của Nhà nước: Khái niệm tiền lương; tiền lương và tiền công; tiền lương của cán bộ, công chức, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (trong khu vực sản xuất - kinh doanh, trong khu vực quản lý nhà nước, sự nghiệp công lập, lực lượng vũ trang); cơ cấu tiền lương gồm chế độ lương, các hình thức trả lương, cách trả lương.        

Nguyễn Duy Sơn - Trần Thị Hoè: Tiếp cận dựa trên quyền con người trong hoạch định và thực thi chính sách ở Việt Nam       

Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng và Nhà nước ta càng nhận thức rõ hơn sự phát triển phải gắn với bảo đảm toàn diện các quyền con người. Việt Nam đã gia nhập hầu hết các công ước quốc tế quan trọng nhất về quyền con người, đồng thời nội luật hoá các điều khoản của công ước vào hệ thống pháp luật quốc gia, vào việc hoạch định chính sách, ban hành các văn bản pháp luật, áp dụng trong quá trình giám sát luật pháp, chính sách. Nhiều tiêu chuẩn và nguyên tắc của quyền con người đã được nhận thức và quán triệt trong hoạt động của Quốc hội; sử dụng trong xây dựng mục tiêu cũng như triển khai thực hiện các chương trình phát triển của Chính phủ... Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, cần thực hiện các giải pháp để áp dụng có hiệu quả phương pháp tiếp cận dựa trên quyền con người trong thực thi công vụ.      

Đường Vinh Sường: Một số vấn đề lý luận về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước    

Cổ phần hóa là xu hướng tất yếu, là một giải pháp quan trọng trong tiến trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Bởi trong khuôn khổ kinh tế thị trường, hình thái cổ phần mang tính chất xã hội hóa lực lượng sản xuất, là kiểu tổ chức sản xuất phù hợp với trình độ phát triển cao của lực lượng sản xuất và chiếm vị trí ưu thế, phổ biến trong các nền kinh tế thị trường hiện đại. Chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện thành công, đạt hiệu quả rõ rệt, tạo tiền đề cho những bước đi tiếp theo trong tiến trình cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp nhà nước.           

lNguyễn Thị Thanh Hoài: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế

Cải cách thủ tục hành chính thuế là khâu đột phá trong cải cách hành chính thuế, là tiền đề để thực hiện các nội dung cải cách khác. Quá trình cải cách thủ tục hành chính thuế trong thời gian qua đã được thực hiện một cách quyết liệt, đồng bộ và đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được cũng còn một số yếu kém, trở ngại. Để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thuế, tạo môi trường thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, cần thực hiện các giải pháp cơ bản là: Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục; giảm tần suất kê khai; nâng cao chất lượng hoạt động của bộ phận “một cửa“ tại cơ quan thuế các cấp; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin. 

Mạch Quang Thắng: Để hoạt động khoa học ở Học viện ngày càng đi vào chiều sâu hiệu quả      

Hoạt động khoa học của Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2012 đạt những kết quả chủ yếu là: Công tác triển khai kế hoạch hoạt động khoa học đảm bảo tiến độ, quy định; góp phần nâng cao nhận thức, bảo vệ và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; kết quả nghiên cứu khoa học đã được tham khảo để hoạch định đường lối chính sách, áp dụng vào đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị - hành chính; thông qua hoạt động khoa học từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ khoa học chất lượng cao; cải tiến công tác quản lý khoa học. Để hoạt động khoa học càng đi vào chiều sâu hiệu quả cần thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ: gắn nghiên cứu với giảng dạy; đổi mới cơ chế quản lý; phát triển đội ngũ cán bộ khoa học; tranh thủ các nguồn lực, hình thành Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học...           

Nguyễn Minh Phong: Triển vọng nào cho kinh tế thế giới năm 2013

Trên cơ sở nghiên cứu tình hình kinh tế những năm qua, đặc biệt là năm 2012, dự báo của các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế về tình hình kinh tế thế giới, tác giả khái lược triển vọng kinh tế thế giới năm 2013 với xu hướng cải thiện nhẹ về tăng trưởng kinh tế sẽ đậm dần ở hầu hết các khu vực, khối và quốc gia trước khi đạt mức bình thường vào những năm 2014 - 2015 và tiếp theo; xu hướng nợ công và thất nghiệp sẽ còn tiếp diễn; xu hướng nới lỏng tài chính tiền tệ và áp lực lạm phát sẽ còn tiếp tục; xu hướng đàm phán ký kết hiệp định thương mại tự do và hoạt động mua bán và sáp nhập sẽ được tăng cường.            

Trần Thọ Quang: Một số điểm nhấn quan trọng của Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc  

Đại hội XVIII Đảng Cộng sản Trung Quốc (11-2012) đã trình bày toàn diện ngọn cờ chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc; xác định con đường phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa; xác định các thách thức và nguy cơ đối với Đảng, gồm bốn thách thức lớn, bốn nguy cơ lớn; xác định các điểm nóng cần giải quyết gồm duy trì phát triển kinh tế lâu dài, lành mạnh, thúc đẩy cải cách, kiện toàn nền dân chủ, cải cách dân sinh, giữ gìn công bằng xã hội, xây dựng văn minh sinh thái, tăng cường xây dựng Đảng, kiên quyết chống tham nhũng; tuyên bố thực hiện phát triển quân đội mang tính phòng ngự; đưa ra tuyên ngôn ngoại giao mới, trong đó thân thiện với láng giềng, làm bạn với láng giềng, củng cố láng giềng hữu hảo, đi sâu hợp tác cùng có lợi, nỗ lực để sự phát triển của bản thân có lợi nhiều hơn cho các quốc gia xung quanh. 

 

 

 

Thông tin tuyên truyền