Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Nâng cao đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Hà Nhì trong bối cảnh hiện nay (từ thực tiễn xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)

Nâng cao đời sống văn hóa đồng bào dân tộc Hà Nhì trong bối cảnh hiện nay (từ thực tiễn xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai)

(LLCT) - Hiện nay, những giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nhì ở Lào Cai đang đứng trước nguy cơ bị mai một, nguy cơ bị biến mất khỏi đời sống. Do vậy, cần phải có những giải pháp đồng bộ để giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của người Hà Nhì, để văn hóa tộc người thực sự trở thành sức mạnh nội sinh của nền văn hóa dân tộc.

Quan hệ xuyên biên giới với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh (nghiên cứu thực tiễn tỉnh Tây Ninh)

Quan hệ xuyên biên giới với việc bảo đảm quốc phòng, an ninh (nghiên cứu thực tiễn tỉnh Tây Ninh)

(LLCT) - Cư dân khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia có mối quan hệ tộc người từ lâu đời. Sau khi đường biên giới quốc gia được hoạch định, một số tộc người bị chia tách trở thành công dân của hai quốc gia. Chính vì vậy, mối quan hệ hợp tác, trao đổi qua lại xuyên biên giới là một nhu cầu tất yếu khách quan. Bài viết khái quát mối quan hệ xuyên biên giới; làm rõ những tác động nhiều mặt, đề xuất các giải pháp nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tuyến biên giới Tây Ninh (Việt Nam) - Campuchia.

 Xuất bản sách dịch góp phần giao lưu văn hóa quốc tế

Xuất bản sách dịch góp phần giao lưu văn hóa quốc tế

(LLCT) - Hoạt động xuất bản nói chung và xuất bản sách dịch nói riêng đã góp phần quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế về văn hóa, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và truyền bá văn hóa Việt Nam ra thế giới. Bài viết tập trung phân tích làm rõ vai trò, thực trạng, đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất bản sách dịch, góp phần tăng cường giao lưu văn hóa quốc tế. 

Phản bác những luận điệu chống phá chủ nghĩa xã hội của một số học giả tư sản

Phản bác những luận điệu chống phá chủ nghĩa xã hội của một số học giả tư sản

(LLCT) - Ngay từ khi ra đời, chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng đã phải đối mặt với sự chống phá quyết liệt của các thế lực phản động. Khi chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở những quốc gia cụ thể, sự chống phá này lại càng quyết liệt, toàn diện hơn, hòng xóa bỏ CNXH hiện thực trên thế giới. Bài viết tập trung phân tích, nhận diện và phản bác lại những luận điệu sai trái của một số học giả tư sản quy kết CNXH là ngăn cản sự phát triển của thị trường tự do, kìm hãm và không tạo động lực cho sự phát triển; đồng nhất chế độ XHCN với chế độ độc tài, với những yếu kém, khuyết điểm của một số quốc gia XHCN...

Kết quả và kinh nghiệm từ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp

Kết quả và kinh nghiệm từ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới ở Đồng Tháp

(LLCT) -  Đồng Tháp là tỉnh giàu tiềm năng, thế mạnh về nông nghiệp, du lịch. Tính đến ngày 1-4-2019, tỉnh Đồng Tháp có 1.599.504 người, mật độ dân số 495 người/km², trong đó dân số sống tại nông thôn là 1.309.303 người, chiếm 81,9%. Tỉnh có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 3 thành phố và 9 huyện với 143 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 9 thị trấn, 19 phường và 115 xã. Qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trên tinh thần “Tự lực, chăm chỉ, hợp tác”, nông thôn Đồng Tháp đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên đáng kể. 

Hiệu quả công tác truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số

Hiệu quả công tác truyền thông ở vùng dân tộc thiểu số

(LLCT) - Trong thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và triển khai nhiều chính sách phát triển vùng dân tộc thiểu số (DTTS), trong đó có lĩnh vực thông tin, truyền thông và những kết quả của công tác này thể hiện rõ qua kết quả điều tra xã hội học. Bài viết đánh giá sát thực tình hình công tác truyền thông vùng đồng bào DTTS, từ đó gợi mở phương hướng làm tốt công tác này trong bối cảnh tình hình mới.

Phát huy nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong quá trình xây dựng Chính phủ kiến tạo

Phát huy nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài trong quá trình xây dựng Chính phủ kiến tạo

(LLCT) - Thời gian qua, khái niệm chính phủ kiến tạo thường xuyên được người đứng đầu chính phủ nhắc tới, đã tạo một hiệu ứng tích cực từ người dân, doanh nghiệp đến cán bộ, công chức. Với tư cách là một bộ phận không tách rời, là nguồn lực của dân tộc, người Việt Nam ở nước ngoài nói chung và trí thức người Việt Nam ở nước ngoài nói riêng sẽ có những đóng góp quan trọng trong quá trình xây dựng Chính phủ kiến tạo tại Việt Nam. Bài viết tập trung đề xuất các giải pháp phát huy nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài góp phần xây dựng chính phủ kiến tạo hiện nay.

Giảng viên các trường chính trị với việc nhận diện, phản bác các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

Giảng viên các trường chính trị với việc nhận diện, phản bác các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

(LLCT) - Nhận diện, phản bác các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng nhằm thống nhất trong Đảng, tạo sự đồng thuận về chính trị và tinh thần trong nhân dân, nâng cao ý chí đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; giữ vững trận địa tư tưởng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bài viết nhận diện và đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm về sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm về sự thành công của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026

(LLCT) - Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 (Cuộc bầu cử) là sự kiện chính trị, nhiệm vụ chính trị trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị trong năm 2021. Với tỷ lệ 99,60% cử tri cả nước tham gia bỏ phiếu, Ngày bầu cử 23/5/2021 đã thực sự trở thành Ngày hội lớn của toàn dân; Cuộc bầu cử đã thành công toàn diện về mọi mặt, đảm bảo dân chủ, đúng pháp luật, bình đẳng, an toàn và tiết kiệm; đồng thời đã để lại cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu về ý nghĩa và sự thành công của Cuộc bầu cử.

Bình đẳng giới trong lao động chăm sóc và việc gia đình không được trả lương

Bình đẳng giới trong lao động chăm sóc và việc gia đình không được trả lương

(LLCT) - Bài viết phân tích và chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa lao động chăm sóc và việc trong gia đình không được trả lương (LĐCS & VGĐKL) với tăng trưởng kinh tế, thực hiện bình đẳng giới trong các lĩnh vực kinh tế và chính trị; từ đó khẳng định cần giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong vấn đề này thông qua việc ghi nhận, giảm thiểu và phân phối lại lao động chăm sóc không được trả lương thông qua các chính sách an sinh xã hội, cung cấp dịch vụ chăm sóc trẻ nhỏ, người bệnh và chính sách thai sản của nhà nước. 

Giải pháp thích ứng với già hóa dân số nhanh ở Việt Nam

Giải pháp thích ứng với già hóa dân số nhanh ở Việt Nam

(LLCT) - Già hóa dân số phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu dân số theo hướng tăng tỷ trọng dân số già, được thể hiện qua chỉ số già hóa. Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh và điều này đã tạo ra những thách thức to lớn trong ổn định và phát triển kinh tế - xã hội, đặt ra yêu cầu đổi mới trong các chính sách xã hội. Trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân gia tăng dân số già ở Việt Nam, bài viết đề xuất các giải pháp thích ứng với già hóa dân số kịp thời, toàn diện.

Các tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin

Các tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin

(LLCT) - Trong những năm qua, các tạp chí của Học viện đã phát huy vai trò trong công tác đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế, đòi hỏi thực hiện đồng bộ những giải pháp khả thi nhằm tăng cường hơn nữa công tác này trong thời gian tới. Bài viết là kết quả nghiên cứu thuộc Đề tài khoa học cấp cơ sở năm 2020, “Đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin - cấu phần quan trọng trong nền tảng tư tưởng của Đảng trên các tạp chí của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay”, do ThS Đỗ Thị Diệp làm Chủ nhiệm, Viện Thông tin khoa học là cơ quan chủ trì.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác hòa giải ở cơ sở

(LLCT) - Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò nòng cốt trong công tác hòa giải ở cơ sở. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động, vai trò của Mặt trận Tổ quốc trong từng nhiệm vụ còn chưa được thể hiện rõ nét. Trên cơ sở khái quát thực trạng tham gia công tác hòa giải ở cơ sở hiện nay, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận trong công tác này.

Báo cáo công tác báo chí, xuất bản của Học viện tại buổi gặp mặt kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2021)

Báo cáo công tác báo chí, xuất bản của Học viện tại buổi gặp mặt kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2021)

(LLCT) - Chiều ngày 21/6, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Gặp mặt kỷ niệm 96 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2021). Tại Lễ kỷ niệm, PGS, TS Dương Trung Ý, Phó Giám đốc Học viện đã trình bày Báo cáo tổng kết kết quả công tác báo chí, xuất bản của Học viện trong năm qua. Tạp chí Lý luận chính trị trân trọng giới thiệu toàn văn Báo cáo.

 

Hoạt động sinh kế thích ứng với tình trạng hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

Hoạt động sinh kế thích ứng với tình trạng hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

(LLCT) - Bài viết tập trung phân tích hoạt động sinh kế của cư dân vùng hạn mặn thích ứng với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, bài viết gợi mở một số giải pháp cải thiện vốn sinh kế, cải thiện môi trường dễ bị tổn thương, đổi mới cơ chế, chính sách đảm bảo hoạt động xây dựng sinh kế cho cư dân vùng hạn mặn.

Trang 14 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền