Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Đội ngũ trí thức Hải Phòng trong hội nhập quốc tế

Đội ngũ trí thức Hải Phòng trong hội nhập quốc tế

LLCT) - Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng, đội ngũ trí thức của thành phố đã không ngừng lớn mạnh, có những đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của địa phương. Tuy nhiên, bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, toàn diện đang đặt ra những thách thức và yêu cầu mới đối với đội ngũ trí thức thành phố. Bài viết làm rõ những thành tựu trong hội nhập quốc tế, thực trạng và giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ trí thức Hải Phòng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố.

Việt Nam với hoàn thiện Cộng đồng kinh tế ASEAN (2015 - 2020)

Việt Nam với hoàn thiện Cộng đồng kinh tế ASEAN (2015 - 2020)

(LLCT) - Bài viết làm rõ những đóng góp tích cực của Việt Nam trong việc phát triển và hoàn thiện Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) từ năm 2015 đến hết năm Việt Nam đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020. Khẳng định vai trò, vị trí,sự tham gia tích cực, chủ động của Việt Nam vào sự phát triển của AEC nói riêng và ASEAN nói chung; những đóng góp và kết quả đạt được trong quan hệ kinh tế Việt Nam - ASEAN (2015 - 2020) là minh chứng cho sự đúng đắn và từng bước thành công của đường lối ngoại giao đa phương của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới mô hình làng thông minh

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới hướng tới mô hình làng thông minh

(LLCT) - Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang mở ra một kỷ nguyên mới trong sự phát triển của nhân loại. Chuyển đổi số trở thành xu hướng phát triển của các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bài viết phân tích chủ trương về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn và xây dựng làng thông minh ở nước ta, chỉ ra thực trạng một số mô hình làng thông minh hiện nay, từ đó đề xuất giải pháp tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn thông minh trong thời gian tới.

Bình đẳng giới trong đời sống gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

Bình đẳng giới trong đời sống gia đình các dân tộc thiểu số ở Việt Nam

(LLCT) - Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực để thực hiện các biện pháp nhằm tăng cường bình đẳng giới trên các lĩnh vực ở vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trên thực tế, những nỗ lực hỗ trợ bình đẳng giới ở Việt Nam nói chung và vùng dân tộc thiểu số nói riêng chưa đáp ứng được các yêu cầu của quá trình hội nhập. Điều tra khảo sát 2.894 đại diện hộ gia đình 17 dân tộc thiểu số tại 8 tỉnh: Lạng Sơn, Hà Giang, Điện Biên, Thanh Hóa, Thừa Thiên - Huế, Ninh Thuận, Đắk Lắk, Sóc Trăng cho thấy còn nhiều bất bình đẳng giới trong gia đình, thể hiện nổi bật ở phân công lao động và thời gian dành cho việc nhà; về quyền bình đẳng trong sở hữu tài sản; về bạo lực gia đình. Kết quả nghiên cứu gợi mở nhiều định hướng trong xây dựng các chính sách thúc đẩy bình đẳng giới các vùng tập trung đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở nước ta hiện nay.

Vai trò của Nhà nước trong hình thành và điều tiết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

Vai trò của Nhà nước trong hình thành và điều tiết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

(LLCT) - Bài viết nêu khái quát một số học thuyết về kinh tế và chỉ rõ vai trò của nhà nước đối với kinh tế, mối quan hệ nhà nước và kinh tế. Từ đó, khẳng định vai trò tất yếu của Nhà nước Việt Nam trong quản lý nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xác định nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những năm qua, Nhà nước đã tích cực xây dựng khung khổ pháp lý, ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển nền kinh tế hàng hóa với nhiều hình thức sở hữu theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước điều hành chính sách kinh tế trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

Nhà nước điều hành chính sách kinh tế trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu

(LLCT) - Sau hơn 2 năm chịu tác động của đại dịch Covid-19 và những diễn biến bất thường về chính trị, kinh tế thế giới, nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước nguy cơ suy thoái. Để kiềm chế lạm phát, các ngân hàng trung ương trên thế giới đồng loạt nhiều lần tăng lãi suất chủ đạo. Tuy nhiên, các ngân hàng trung ương Trung Quốc, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ đi ngược lại xu thế này nhằm thúc đẩy phục hồi nền kinh tế. Đối với nền kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cần điều hành chính sách tiền tệ độc lập, không bị cuốn theo xu hướng số đông tăng lãi suất, nhất quán thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về thúc đẩy phục hồi kinh tế, giảm thiểu tác động bởi nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu.

Xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh gắn với phát triển bền vững doanh nghiệp

Xây dựng đạo đức doanh nhân và văn hóa kinh doanh gắn với phát triển bền vững doanh nghiệp

(LLCT) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc xây dựng và thực hành đạo đức kinh doanh ngày càng nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp, doanh nhân, người tiêu dùng và xã hội. Văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân là những yếu tố quan trọng, góp phần thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, phát huy trách nhiệm với cộng đồng, tạo dựng lòng tin, sự ủng hộ của người tiêu dùng. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa văn hóa kinh doanh và đạo đức doanh nhân, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để xây dựng đạo đức doanh nhân, văn hóa kinh doanh gắn với phát triển bền vững doanh nghiệp.

Đạo đức kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp

Đạo đức kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp

(LLCT) - Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhằm đạt mục tiêu phát triển bền vững, bên cạnh vấn đề lợi nhuận, doanh nghiệp cần chú ý đến yếu tố đạo đức kinh doanh và xây dựng thương hiệu. Bài viết phân tích mối quan hệ giữa đạo đức kinh doanh và thương hiệu của doanh nghiệp, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp để các doanh nghiệp phát triển thương hiệu thông qua xây dựng đạo đức kinh doanh.

Bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trước sự thay đổi, tiếp biến văn hóa

Bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trước sự thay đổi, tiếp biến văn hóa

(LLCT) - Giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số là bộ phận cấu thành quan trọng trong hệ giá trị chung của nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay, việc giao lưu, tiếp biến các giá trị văn hóa từ bên ngoài là một tất yếu khách quan; quá trình đó vừa tạo ra cơ hội, đồng thời là thách thức đối với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là văn hóa các dân tộc thiểu số. Bài viết phân tích thực trạng, từ đó đề xuất giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc thiểu số trước sự thay đổi, tiếp biến văn hóa trong thời gian tới.

Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các địa phương hiện nay (Qua khảo sát các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Hà Nam)

Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại của các địa phương hiện nay (Qua khảo sát các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và Hà Nam)

(LLCT) - Đóng góp vào thành tựu chung của cả nước, các tỉnh, thành phố đã và đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên các lĩnh vực... Quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa các địa phương với các đối tác trong và ngoài nước, các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được mở rộng. Công tác thông tin đối ngoại, ngoại giao văn hóa, người Việt Nam ở nước ngoài được các địa phương triển khai tích cực với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, góp phần quảng bá hình ảnh, tiềm năng của các địa phương tới bạn bè quốc tế. 

 

Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế)

Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (Qua thực tiễn tỉnh Thừa Thiên Huế)

(LLCT) -  Đảng ta xác định xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, trong đó Ðảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định. Trong thời gian qua, Tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai sâu rộng các nội dung chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng đội ngũ trí thức, qua đó đã thu được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển đội ngũ trí thức. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc xây dựng đội ngũ trí thức của Tỉnh Thừa Thiên Huế còn những tồn tại, hạn chế đòi hỏi tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy định, chính sách nhằm xây dựng chất lượng đội ngũ trí thức đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời gian tới.

Việt Nam thúc đẩy bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong ứng phó với biến đổi khí hậu khi tham gia Hội đồng nhân quyền

Việt Nam thúc đẩy bảo đảm quyền bình đẳng của phụ nữ trong ứng phó với biến đổi khí hậu khi tham gia Hội đồng nhân quyền

(LLCT) - Từ thực tiễn thúc đẩy quyền bình đẳng của phụ nữ trong ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam và sự tham gia, đóng góp của nước ta vào quyền bình đẳng của phụ nữ khi tham gia Hội đồng Nhân quyền khóa 2014-2016 đã cho thấy, Việt Nam luôn là một thành viên nghiêm túc, đóng góp có trách nhiệm vào việc bảo đảm các giá trị chung về nhân quyền và đã đạt được nhiều thành tựu trong thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Với tư cách là ứng cử viên cho Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025, Việt Nam sẽ tiếp tục ưu tiên các cam kết thúc đẩy bình đẳng giới, trao quyền cho phụ nữ và sẵn sàng hợp tác với các nước trong nỗ lực chung để ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu.

Hội nữ trí thức tỉnh Đồng Nai tập hợp, động viên hội viên, khẳng định vị thế trên mọi lĩnh vực

Hội nữ trí thức tỉnh Đồng Nai tập hợp, động viên hội viên, khẳng định vị thế trên mọi lĩnh vực

(LLCT) - Cùng với sự phát triển của tỉnh, thời gian qua hội viên nữ trí thức tỉnh Đồng Nai đã không ngừng vươn lên khẳng định vị thế của mình trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Để có được kết quả đó, bản thân nữ trí thức không ngừng nỗ lực học tập, lao động, tham gia nghiên cứu khoa học... đóng góp to lớn vào thành tựu chung của cơ quan, đơn vị, của tỉnh bằng những thành quả thiết thực. Để những đóng góp đó tiếp tục được phát huy, thì việc đưa ra các giải pháp khả thi, sát hợp là một nhiệm vụ cấp bách của cấp ủy, chính quyền, Hội Liên hiệp phụ nữ và Hội Nữ trí thức các cấp tỉnh Đồng Nai.

Những yếu tố tác động đến không gian văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

Những yếu tố tác động đến không gian văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ hiện nay

(LLCT) - Khu vực đồng bằng Bắc Bộ có quá trình lịch sử phát triển lâu đời, gắn với nền sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước. Làng Bắc Bộ là không gian văn hóa tiêu biểu của những giá trị văn hóa nông nghiệp truyền thống. Tuy nhiên, trước bối cảnh kinh tế thị trường, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, không gian văn hóa làng có nhiều biến đổi theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Do vậy, cần xác định các yếu tố tác động đến sự biến đổi không gian văn hóa làng ở vùng đồng bằng Bắc Bộ để nhận diện, giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra trong xây dựng nông thôn mới nói riêng, văn hóa con người Việt Nam nói chung. 

Thiết chế văn hóa tư nhân và vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

Thiết chế văn hóa tư nhân và vấn đề đặt ra trong công tác quản lý

(LLCT) - Thiết chế văn hóa (TCVH) tư nhân là loại thiết chế văn hóa được đầu tư bằng nguồn vốn của tư nhân theo chủ trương xã hội hóa văn hóa của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Việc quản lý hoạt động của các thiết chế văn hóa tư nhân bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn nhiều vấn đề cần được bổ sung, từ thể chế cho đến việc giám sát về tính tự quản, tự chịu trách nhiệm.

Trang 7 trong tổng số 60 trang.

Thông tin tuyên truyền