Trang chủ    Thực tiễn

Thực tiễn

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

Xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn tỉnh Bắc Ninh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ

(LLCT) - Cán bộ công đoàn là khâu then chốt, quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động của công đoàn, phong trào công nhân, viên chức, lao động. Tỉnh Bắc Ninh tập trung nhiều đơn vị sự nghiệp, khu công nghiệp quy mô hàng đầu cả nước với đông công nhân, người lao động làm việc và sinh sống. Do đó, xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của tỉnh. Bài viết làm rõ thực trạng đội ngũ cán bộ công đoàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay và đề xuất một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn tỉnh trong giai đoạn tới.

Nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực khu vực công ở Việt Nam hiện nay

Nâng cao hiệu quả quản lý nhân lực khu vực công ở Việt Nam hiện nay

(LLCT) - Quản lý nhân lực là công tác quan trọng, then chốt ở mỗi cơ quan, đơn vị. Trong khu vực công, công tác này có ảnh hưởng đến mục tiêu, chiến lược, chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị và của cả hệ thống chính trị. 

Kinh nghiệm phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam qua thực tiễn ứng phó với đại dịch Covid-19

Kinh nghiệm phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam qua thực tiễn ứng phó với đại dịch Covid-19

(LLCT) - Phát huy sức mạnh mềm của văn hóa Việt Nam chính là phát huy nguồn lực từ các giá trị văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Việt Nam. Phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam làm nên sức mạnh nội sinh, tạo động lực cho sự phát triển đất nước. Bài viết bước đầu đúc kết kinh nghiệm phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam qua ứng phó đại dịch Covid-19, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm ứng phó với những khủng hoảng trong tương lai.

Quản trị nhân lực tòa soạn trong điều kiện có biến cố - Kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19

Quản trị nhân lực tòa soạn trong điều kiện có biến cố - Kinh nghiệm từ đại dịch Covid-19

(LLCT) - Từ đầu năm 2020 đến nay, các cơ quan báo chí ở nước ta đã có sự thay đổi đáng kể trong việc quản lý nhân sự để thích ứng với bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Bài viết làm rõ một số nội dung cơ bản về quản trị tòa soạn và quản trị nhân lực trong điều kiện có biến cố; thực trạng và kinh nghiệm rút ra trong quản trị nhân lực tại các cơ quan báo chí ở nước ta trong đại dịch Covid-19.

Vận dụng kinh nghiệm đối ngoại công an nhân dân giai đoạn 1945-1975, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới

Vận dụng kinh nghiệm đối ngoại công an nhân dân giai đoạn 1945-1975, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới

(LLCT) - Lực lượng Công an nhân dân được Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, giáo dục, rèn luyện, trở thành “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân. Bài viết khái quát vai trò của công tác đối ngoại trong quá trình xây dựng và phát triển giai đoạn 1945-1975; vượt qua khó khăn, đã đạt được những thành quả quan trọng và để lại những bài học kinh nghiệm quý. Từ đó, đề xuất một số giải pháp vận dụng kinh nghiệm vào thực tiễn hiện nay.

Ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ vào hợp tác xã để kiến tạo cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc

Ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ vào hợp tác xã để kiến tạo cuộc sống thịnh vượng, hạnh phúc

(LLCT) - Mô hình kinh tế chia sẻ là một hình thức kinh tế mới, trong đó tài sản và dịch vụ được chia sẻ cho nhiều người sử dụng trên thị trường thông qua việc sử dụng các nền tảng số. Ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ có thể khắc phục những hạn chế của mô hình hợp tác xã ở nước ta hiện nay. Bài viết phân tích những đặc trưng của mô hình kinh tế chia sẻ, sự cần thiết và giải pháp để ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ vào hợp tác xã nông nghiệp ở nước ta nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, nâng cao đời sống người dân. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp quốc gia: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ vào hoạt động của hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp”, do PGS, TS Đỗ Minh Cương làm Chủ nhiệm.

Thu hút, trọng dụng nhân tài, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững

Thu hút, trọng dụng nhân tài, tạo động lực để phát triển nhanh và bền vững

(LLCT) - Đại hội XIII của Đảng xác định “bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ… tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững”(1). Đây là quan điểm đúng đắn, sáng tạo, kịp thời của Đảng ta nhằm khơi dậy mạnh mẽ ý chí, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của mọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước; đồng thời tạo hành lang pháp lý để thu hút, trọng dụng nhân tài vào tất cả các ngành, lĩnh vực, góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển đất nước. 

Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa - Chặng đường 5 năm hoạt động

(LLCT) - Trung tâm Nghiên cứu Hoàng Sa, Trường Sa là đơn vị trực thuộc Học viện Chính trị khu vực III, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên các lĩnh vực lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh nhằm phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, thông tin, tuyên truyền, giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam. Bài viết khái quát kết quả 5 năm hoạt động (2017-2022) của Trung tâm và định hướng trong nghiên cứu, tuyên truyền chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở Học viện Chính trị khu vực III.

Báo chí tham gia quản lý và giải tỏa xung đột xã hội (Kinh nghiệm từ phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam)

Báo chí tham gia quản lý và giải tỏa xung đột xã hội (Kinh nghiệm từ phòng, chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam)

(LLCT) - Dưới góc nhìn của lý thuyết xung đột xã hội, báo chí là một phương tiện quan trọng trong việc ngăn ngừa và giải tỏa các xung đột. Trong phòng, chống đại dịch Covid-19, báo chí Việt Nam đã tham gia tích cực vào việc ngăn chặn và giải quyết các xung đột xã hội, góp phần tạo sự ổn định về chính trị, tư tưởng của đất nước. Từ thực tế đó, bài viết rút ra một số kinh nghiệm bước đầu trong ứng phó với các tình huống xung đột xã hội ở Việt Nam. 

Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh giữa hai tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và tỉnh Sê Kông (Lào) giai đoạn 1997-2015

Quan hệ hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh giữa hai tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và tỉnh Sê Kông (Lào) giai đoạn 1997-2015

(LLCT) - Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng có chung đường biên giới với chiều dài trên 2.000km, trải suốt 10 tỉnh của hai nước. Nhân dân các tỉnh biên giới hai nước có quá trình lịch sử gắn bó lâu dài trên những chặng đường đấu tranh gian khổ, hy sinh, vượt qua nhiều thử thách và ngày càng gắn bó mật thiết với nhau. Sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh là một trong những nhân tố quan trọng giúp tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh hai nước và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; đồng thời, góp phần to lớn vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới của mỗi nước. Bài viết tổng kết quan hệ hợp tác trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh giữa hai tỉnh Quảng Nam (Việt Nam) và tỉnh Sê Kông (Lào) trong giai đoạn 1997-2015.

Công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ ở Bình Định

Công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ ở Bình Định

(LLCT) - Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng chỉ rõ: “Tăng cường giáo dục truyền thống cách mạng vẻ vang của Đảng; tuyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hành động trong Đảng và nhân dân”(1). Bài viết làm rõ những kết quả và hạn chế trong công tác giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ ở tỉnh Bình Định từ năm 2015 đến 2020; từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao.

Truyền thông về giá trị con cái trong bối cảnh mức sinh suy giảm ở Việt Nam

Truyền thông về giá trị con cái trong bối cảnh mức sinh suy giảm ở Việt Nam

(LLCT) - Nhận thức về giá trị của con cái hình thành nên động cơ sinh đẻ của cha mẹ(1). Do đó, truyền thông, lan tỏa các giá trị con cái mang lại cho cha mẹ là một trong những giải pháp quan trọng góp phần khuyến khích người dân sinh con trong bối cảnh mức sinh đang suy giảm mạnh ở nước ta, đặc biệt ở những khu vực có mức sinh dưới mức sinh thay thế. 

Mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

Mô hình chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LLCT) - Xây dựng chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh vừa là yêu cầu vừa là cơ hội để xây dựng Thành phố thực sự là trung tâm phát triển của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương đầu tiên thực hiện xây dựng chính quyền đô thị, bước đầu đạt được một số kết quả. Bài viết làm rõ kết quả, hạn chế và những yêu cầu thực tiễn đặt ra trong xây dựng chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng Thành phố trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, là đầu tàu kinh tế của cả nước, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Nhu cầu đọc sách và giải pháp cung cấp sách cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất

Nhu cầu đọc sách và giải pháp cung cấp sách cho công nhân tại các khu công nghiệp, khu chế xuất

(LLCT) - Để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin, nâng cao kiến thức, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân, việc xây dựng tủ sách in truyền thống và công nghệ cho công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất (KCN, KCX) là việc làm cấp thiết. Bài viết khái quát về đội ngũ công nhân KCN, KCX và nêu ra thực trạng nhu cầu tiếp cận sách; từ đó đề xuất giải pháp tổ chức trang thiết bị sách cho đội ngũ này.

Dân cư Bình Dương: Quy hoạch và phát triển

Dân cư Bình Dương: Quy hoạch và phát triển

(LLCT) - Dân cư tỉnh Bình Dương rất đa dạng, thường xuyên tiếp nhận các cư dân mới, cơ cấu thành phần dân cư chuyển biến sâu sắc theo hướng đa tộc người, đa vùng miền, đa quốc gia và đa văn hóa. Những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương là công sức đóng góp của tất cả các tầng lớp dân cư, trong đó dân nhập cư có một vai trò quan trọng. Trong những năm tới tỉnh Bình Dương cần xây dựng và thực hiện quy hoạch và các cơ chế quản lý, phát triển dân cư bền vững với những định hướng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, lồng ghép quản lý dân cư trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa, gắn chính sách phát triển và quản lý dân cư với chính sách dân số bền vững.

Trang 9 trong tổng số 59 trang.

Thông tin tuyên truyền