Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Phát triển nhân lực ở các nước đang tiến vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Phát triển nhân lực ở các nước đang tiến vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư

(LLCT) - Thực tế phát triển ở các nước công nghiệp hóa hàng đầu hay các nước phát triển như nhóm G7 cho thấy sự chủ động và tích cực tiến tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Kinh nghiệm từ giai đoạn sau của Cách mạng công nghiệp lần thứ ba (ba thập niên cuối thế kỷ XX) đã gợi ý rằng, muốn chủ động đón các “làn sóng” cách mạng công nghiệp, thì chính sách về phát triển nhân lực phải được quan tâm hàng đầu và cần có tư duy chiến lược về vấn đề này. Bài viết khái quát một số động thái chủ yếu trong thập niên gần đây (2010-2020) để phát triển nhân lực, xây dựng giai cấp công nhân ở những nước đang tiến vào Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.    

Chính sách phát triển hệ thống chăm sóc người cao tuổi tại Thái Lan

Chính sách phát triển hệ thống chăm sóc người cao tuổi tại Thái Lan

(LLCT) - Già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt trong chăm sóc người cao tuổi. Thái Lan có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam về tốc độ già hóa dân số, là một trong những quốc gia có hệ thống chăm sóc người cao tuổi tại nhà và dựa trên cộng đồng là nền tảng, dịch vụ chăm sóc tại cơ sở là bổ sung. Do vậy, Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm của Thái Lan trong xây dựng chính sách phát triển hệ thống chăm sóc người cao tuổi. 

Tác động của chuyển đổi năng lượng tái tạo trong quan hệ quốc tế và những vấn đề đặt ra hiện nay

Tác động của chuyển đổi năng lượng tái tạo trong quan hệ quốc tế và những vấn đề đặt ra hiện nay

(LLCT) - Phát triển năng lượng tái tạo được xem là xu hướng tất yếu hiện nay. Quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo đã và đang có những tác động sâu rộng, ảnh hưởng trực tiếp mối quan hệ địa chính trị giữa các nước. Trên cơ sở đánh giá các tác động của chuyển đổi năng lượng tái tạo và những vấn đề đặt ra của quá trình này, bài viết đưa ra những lưu ý cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo để thực hiện Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030 và bảo vệ độc lập, chủ quyền Tổ quốc.

Tiểu vùng Mê Công trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ

Tiểu vùng Mê Công trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ

(LLCT) - Với vị trí địa chính trị, kinh tế, an ninh quan trọng, Tiểu vùng Mê Công trở thành mục tiêu can dự và đầu tư phát triển của các nước lớn. Sự quan tâm, can dự của Mỹ tại Tiểu vùng Mê Công thể hiện rõ nét ở chiến lược “Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” (IPS). Bài viết phân tích khái quát một số nội dung cơ bản trong chiến lược IPS cũng như việc triển khai của Mỹ tại các nước Tiểu vùng Mê Công.

Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của các nước Bắc Âu và gợi mở cho Việt Nam

Chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu của các nước Bắc Âu và gợi mở cho Việt Nam

(LLCT) - Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi những nỗ lực ứng phó chung. Bắc Âu là khu vực đã và đang chịu nhiều tác động do BĐKH. Trong những năm qua, các nước Bắc Âu thực thi nhiều chính sách đặc biệt nhằm giảm lượng khí phát thải, tăng cường việc sử dụng năng lượng tái tạo và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh. Bài viết tìm hiểu sự tác động của BĐKH đến các nước Bắc Âu hiện nay cùng những đối sách để ứng phó của các nước; những kinh nghiệm, giá trị tham khảo với Việt Nam.

Vị thế, vai trò của ASEAN ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương: cơ hội trong thách thức

Vị thế, vai trò của ASEAN ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương: cơ hội trong thách thức

(LLCT) - Trên cơ sở nghiên cứu những biến động địa chính trị ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, bài viết làm rõ những khó khăn, thách thức vị trí, vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc hợp tác khu vực; đồng thời phân tích những cơ hội, điều kiện thuận lợi để ASEAN tiếp tục duy trì vai trò trung tâm trong cấu trúc hợp tác khu vực trong những năm tới.

Rủi ro toàn cầu đối với việc thực hiện các chiến lược quốc gia và một số vấn đề đặt ra

Rủi ro toàn cầu đối với việc thực hiện các chiến lược quốc gia và một số vấn đề đặt ra

(LLCT) - Bối cảnh thế giới và trong nước đã và đang có nhiều diễn biến phức tạp, ảnh hưởng sâu sắc đến việc thực hiện các mục tiêu phát triển đất nước do Đại hội XIII của Đảng đề ra. Bài viết phân tích, nhận diện những rủi ro toàn cầu và một số xu hướng phát triển lớn mà Việt Nam cần nắm bắt để đưa ra những quyết định và hành động thích hợp, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu phát triển đất nước.

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển kinh tế vùng biên giới

Kinh nghiệm của Trung Quốc trong phát triển kinh tế vùng biên giới

(LLCT) - Nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong thúc đẩy phát triển kinh tế vùng biên giới với sự hình thành các mô hình kinh tế vùng biên như khu kinh tế tự do (FEZs), khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới (CBECZs)... có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Những kinh nghiệm từ thực tiễn của Trung Quốc có thể tham khảo trong việc xây dựng, phát triển kinh tế vùng biên giới của Việt Nam hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Bài báo là kết quả nghiên cứu của Đề tài ĐTCB.UBDT.01.20-21, thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ cấp Bộ.

Từ chức trong quan hệ với quyền lực và đạo đức ở các nước phương Tây và gợi mở tham khảo

Từ chức trong quan hệ với quyền lực và đạo đức ở các nước phương Tây và gợi mở tham khảo

(LLCT) - Trong quan hệ với quyền lực, có thể xem từ chức như là một hành vi nhằm xử lý bất đồng và xung đột trong tổ chức chính trị; trong quan hệ với đạo đức, từ chức được xem như là một hành vi thể hiện sự liêm chính của nhà chính trị. Bài viết tập trung xem xét hành vi từ chức trong quan hệ với quyền lực và đạo đức thông qua nghiên cứu trường hợp các nước Mỹ, Anh, Đức, Phần Lan. Từ những phân tích này, bài viết cũng đề xuất một số gợi mở tham khảo cho việc xây dựng văn hóa từ chức ở Việt Nam hiện nay.  

 

Ứng phó với biến đổi khí hậu - Quan điểm của thế giới và Việt Nam

Ứng phó với biến đổi khí hậu - Quan điểm của thế giới và Việt Nam

(LLCT) - Biến đổi khí hậu là thách thức lớn nhất đối với toàn cầu, là mối đe dọa trực tiếp đời sống loài người. Nhiều hiệp ước quốc tế về chống biến đổi khí hậu đã được ký kết. Tuy nhiên, quyết tâm chính trị toàn cầu để ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay là “chưa đủ”, thế giới đang phải đối mặt với “thảm họa khí hậu". Việt Nam là một trong những nước chịu tác động nặng nề từ biến đổi khí hậu. Quan điểm của Việt Nam coi giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu là ưu tiên cao nhất trong quyết sách phát triển quốc gia, đồng thời tích cực hợp tác với các nước để ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu. Bài viết khái quát quan điểm của quốc tế và Việt Nam trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

Thách thức từ vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đến an ninh khu vực Đông Á

Thách thức từ vấn đề hạt nhân của Triều Tiên đến an ninh khu vực Đông Á

(LLCT) - Vấn đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên (Triều Tiên) là một trong những thách thức an ninh nan giải đã kéo dài nhiều thập kỷ. Năng lực hạt nhân của nước này ngày càng đạt được nhiều bước tiến, trở thành thách thức an ninh hàng đầu và thường trực tại khu vực Đông Á nói riêng và thế giới nói chung. 

Nguồn gốc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dưới góc nhìn chiến lược địa kinh tế

Nguồn gốc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dưới góc nhìn chiến lược địa kinh tế

(LLCT) - Từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chiến lược đối ngoại của các nước lớn trên thế giới đang dần chuyển sang sử dụng nhiều hơn các công cụ kinh tế. Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc cũng chứng kiến xu hướng này với cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nước từ đầu năm 2018 đến nay. Bài viết phân tích nguồn gốc cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung dưới góc nhìn chiến lược địa kinh tế. Đó là: sự trỗi dậy về mặt kinh tế, quân sự, tài chính quốc tế của Trung Quốc; cuộc chiến về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; tình trạng thâm hụt ngân sách lớn của Mỹ. Từ đó dự báo triển vọng của cuộc chiến dưới thời Tổng thống Biden.

 

Sự định vị và chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc trong một thập kỷ qua

Sự định vị và chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc trong một thập kỷ qua

(LLCT) - Bài viết phân tích sự định vị và chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc trong một thập kỷ qua, từ Tổng thống Barack Obama đến Donald Trump và nay là Joe Biden, tương ứng với thời kỳ cầm quyền của ông Tập Cận Bình ở Trung Quốc (2012-2022). Bài viết cho thấy, sự định vị của từng Tổng thống có sự thay đổi rõ rệt, từ coi Trung Quốc là “đối tác tiềm năng” dưới thời Tổng thống Barack Obama, đến “cường quốc xét lại” và “đối thủ cạnh tranh chiến lược” dưới thời Tổng thống Donald Trump, “đối thủ cạnh tranh duy nhất” dưới thời Tổng thống Joe Biden, đã khiến việc đưa ra chiến lược và xử lý quan hệ với Trung Quốc cũng khác nhau. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong Đề tài mã số 506.01-2018.300.

 

Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Nga và đề xuất chính sách đối với Việt Nam trong quan hệ Việt - Nga

Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Nga và đề xuất chính sách đối với Việt Nam trong quan hệ Việt - Nga

(LLCT) - Chính sách châu Á - Thái Bình Dương của Nga thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu cơ bản, nhưng cũng có những khó khăn như: tư tưởng trọng Âu trong chính sách đối ngoại của Nga; thực lực kinh tế của Nga còn hạn chế so với các nước lớn trong khu vực; sự phức tạp về địa chiến lược của châu Á - Thái Bình Dương hạn chế sự mở rộng ảnh hưởng tại khu vực của Nga. Bài viết đề xuất chính sách cho Việt Nam nhằm củng cố, phát triển quan hệ với Nga trong bối cảnh hiện nay.

 

Luận giải của R.A.Dahl về "quyền lực" và sự phân bố quyền lực chính trị trong xã hội Mỹ

Luận giải của R.A.Dahl về "quyền lực" và sự phân bố quyền lực chính trị trong xã hội Mỹ

(LLCT) - “Quyền lực” là khái niệm trung tâm của các khoa học nghiên cứu về chính trị. Tuy nhiên, các biểu hiện của quyền lực trong thực tế cuộc sống là hết sức trừu tượng và đa dạng. Do đó, việc đề xuất một khái niệm khoa học về quyền lực luôn là một thách thức không nhỏ. Bài viết tóm lược những quan niệm sơ khai về quyền lực xuất hiện từ thời cổ đại, những tư tưởng triết học về quyền lực xuất hiện trong thời trung đại, và sự tiến triển của các khái niệm khoa học về quyền lực trong xã hội hiện đại. Robert Dahl(*) đưa ra định nghĩa ngắn gọn về quyền lực và thao tác hóa khái niệm này với những chiều cạnh cụ thể để có thể quan sát và đo lường được trên thực tế.

Trang 6 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền