Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Bối cảnh hình thành và đặc điểm nổi bật của cục diện thế giới hiện nay

Bối cảnh hình thành và đặc điểm nổi bật của cục diện thế giới hiện nay

(LLCT) - Cục diện thế giới hiện nay được hình thành và vận động trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, với những chuyển động ở tầng sâu khoa học - công nghệ, kinh tế - vật chất và tầng cao an ninh, chính trị và sẽ còn vận động, biến động nhiều chiều trong những năm tới. Do vậy, nó rất cần được quan sát và phân tích, đánh giá thường xuyên từ phía các giới học thuật và phía các nhà hoạt động thực tiễn. Bài viết phân tích bối cảnh lịch sử hình thành nên cục diện thế giới, từ đó chỉ ra những đặc điểm nổi bật của cục diện thế giới hiện nay.

Quản lý thương mại biên giới của Trung Quốc

(LLCT) - Thương mại biên giới theo quy định của Trung Quốc bao gồm thương mại ở cặp chợ của cư dân biên giới và thương mại tiểu ngạch biên giới, đã và đang tiếp tục được coi là một phương thức quan trọng để mở cửa với bên ngoài, phát triển kinh tế vùng biên giới. Quản lý của Trung Quốc đối với thương mại biên giới những năm gần đây đã có sự thay đổi theo hướng chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn; định hướng phát triển theo hướng nâng cấp kinh tế biên giới. Bài viết tập trung làm rõ khái niệm, việc quản lý đối với thương mại biên giới của Trung Quốc; nêu lên những điểm mới trong phát triển thương mại biên giới của Trung Quốc ở khu vực biên giới với Việt Nam và đưa ra một số gợi ý đối với Việt Nam.

Nỗ lực của Đảng Nhân dân Campuchia trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 và hướng tới bầu cử thành công Quốc hội khóa VII (nhiệm kỳ 2023 - 2028)

Nỗ lực của Đảng Nhân dân Campuchia trong nhiệm kỳ 2018 - 2023 và hướng tới bầu cử thành công Quốc hội khóa VII (nhiệm kỳ 2023 - 2028)

(LLCT) - Tháng 7-2023, Campuchia sẽ bước vào cuộc Tổng tuyển cử bầu đại biểu Quốc hội khóa VII (nhiệm kỳ 2023 - 2028). Cuộc Tổng tuyển cử được dự báo sẽ thành công, trong bối cảnh Quốc hội nhiệm kỳ khóa VI, với vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân Campuchia, thực hiện thành công chiến lược phát triển đất nước: giữ vững an ninh, trật tự xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, kiểm soát được dịch bệnh Covid-19, mở rộng hợp tác quốc tế, đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2022.

Hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

Hợp tác phát triển kinh tế Việt Nam - Ấn Độ

(LLCT) - Quan hệ Việt Nam - Ấn Độ là mối quan hệ có lịch sử lâu đời, bền vững, có vị trí quan trọng cho sự phát triển của hai nước. Bài viết phân tích tình hình hợp tác thương mại, đầu tư, du lịch… giữa Việt Nam - Ấn Độ và đề xuất một số vấn đề cần chú trọng để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế giữa hai nước.

Tầm quan trọng của Việt Nam đối với phong trào cộng sản quốc tế và trách nhiệm đoàn kết của chúng ta

Tầm quan trọng của Việt Nam đối với phong trào cộng sản quốc tế và trách nhiệm đoàn kết của chúng ta

(LLCT) - Từ khi được thành lập đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định đi theo con đường của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đấu tranh vì một tương lai tốt đẹp hơn cho toàn thể nhân dân Việt Nam. Bài viết điểm lại những thành tựu và đóng góp của Việt Nam trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ đó phân tích tầm quan trọng của việc đoàn kết cộng sản quốc tế đối với phong trào cộng sản quốc tế hiện nay. Bài viết đạt giải A trong Cuộc thi viết chính luận khoa học “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” lần thứ hai, năm 2022.

Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay, Lào

Vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Bolikhamxay, Lào

(LLCT) - Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước Lào trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực hiện các nội dung, mục tiêu xây dựng nông thôn mới, Đảng và Nhà nước Lào đã ban hành nhiều quy định và chính sách nhằm huy động tổng nguồn lực, phát huy tối đa vai trò của hệ thống chính trị các cấp và toàn Đảng, toàn dân. Trong đó, vai trò của hệ thống chính trị cấp cơ sở được xác định là hạt nhân, là điều kiện quan trọng để các chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về xây dựng nông thôn mới đến với toàn thể nhân dân và được thực hiện hiệu quả.

Lý thuyết chính trị thực dụng đối với sự phát triển của Xinhgapo

Lý thuyết chính trị thực dụng đối với sự phát triển của Xinhgapo

(LLCT) - Trong quá trình phát triển, các quốc gia đều lựa chọn cho mình những học thuyết, lý luận làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối, chính sách nhằm tập hợp mọi nguồn lực, tạo động lực cho xã hội phát triển. Những học thuyết chính trị này đóng vai trò định hướng cho toàn bộ quá trình phát triển, chi phối đến việc hoạch định mọi chính sách của quốc gia. Lý thuyết chính trị thực dụng được ra đời ở châu Âu và đã góp phần làm cho các quốc gia này có sự phát triển mạnh mẽ ở thế kỷ XIX. Bài viết làm rõ vai trò của lý thuyết chính trị thực dụng được áp dụng ở Xinhgapo, mang lại sự phát triển mạnh mẽ cho đảo quốc này.

An ninh - chính trị thế giới năm 2022, dự báo năm 2023 và tác động đến Việt Nam

An ninh - chính trị thế giới năm 2022, dự báo năm 2023 và tác động đến Việt Nam

(LLCT) - Bài viết khái quát bối cảnh thế giới đầy biến động của năm 2022: đại dịch Covid-19, cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung, xung đột vũ trang Nga - Ucraina... đã và đang làm cho cục diện thế giới biến động nhanh chóng, phức tạp, khó đoán định. Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng trước nhiều trở ngại, khó khăn, gia tăng rủi ro đối với môi trường chính trị, an ninh quốc tế, tác động đến an ninh - chính trị Việt Nam. Trước những biến động lớn của thế giới, Việt Nam không chọn phe, chọn bên mà chọn chính nghĩa, hòa bình, đối thoại và luật pháp quốc tế, đa dạng, linh hoạt nhưng có nguyên tắc, đặt lợi ích quốc gia dân tộc lên trên hết, vì hòa bình và phát triển của đất nước.

Những diễn biến mới trong hệ thống chính trị Mỹ hiện nay

Những diễn biến mới trong hệ thống chính trị Mỹ hiện nay

(LLCT) - Nước Mỹ trong những năm gần đây chứng kiến nhiều biến động trong chính trường: sự phân cực chính trị cao độ, những chia rẽ về giá trị, trạng thái của nền dân chủ có nguy cơ khủng hoảng cũng như tính bền vững của nó trên nền những biến cố trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2020. Hệ thống chính trị Mỹ đang đối mặt với nhiều thách thức mới, đặc biệt là trước thềm cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tại Mỹ. Nhận diện tác động của nhân tố nội bộ và những diễn biến mới trong hệ thống chính trị Mỹ hiện nay, bài viết phân tích dưới các chiều cạnh: (1) Gia tăng sự phân cực các đảng chính trị; (2) Nhóm lợi ích với sự hình thành các siêu ủy ban hành động chính trị (Super PAC); (3) Maketing chính trị trong cuộc cách mạng truyền thông số.

Nhìn lại quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Malaixia từ góc độ lợi ích quốc gia - dân tộc

Nhìn lại quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Malaixia từ góc độ lợi ích quốc gia - dân tộc

(LLCT) - Sau khi nâng cấp thành Đối tác chiến lược (năm 2015), hợp tác giữa Việt Nam và Malaixia đã được thúc đẩy trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là chính trị - ngoại giao, quốc phòng - an ninh và thương mại - đầu tư. Vượt qua thời điểm khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh, quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaixia đang chuyển dần sang một giai đoạn mới với sự phát triển bền vững hơn. Dù vẫn tồn tại sự khác biệt trong một số vấn đề cụ thể, nhưng hợp tác vẫn là xu thế chính trong quan hệ hai nước. Bài viết phân tích làm rõ những kết quả đã đạt được và triển vọng của mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Malaixia từ góc độ lợi ích quốc gia - dân tộc.

Nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ ở Lào

Nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ ở Lào

(LLCT) - Bài viết khái quát quan điểm của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý; đánh giá thực trạng luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý trong những năm qua; từ đó xác định những yêu cầu và giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ, lãnh đạo quản lý ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong thời gian tới.

Một số vấn đề về tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở các nước Á - Phi

(LLCT) - Với tư cách là một học thuyết, CNXH là hệ thống lý luận về giải phóng người lao động khỏi áp bức, bóc lột và bất công, chỉ ra con đường xây dựng xã hội ấm no, hạnh phúc cho mọi người. Tuy nhiên, tùy thuộc vào điều kiện lịch sử xã hội cụ thể, vào sự nhận thức của các lực lượng xã hội khác nhau và với mong muốn vận dụng lý luận về CNXH vào nước mình, đã hình thành nên nhiều tư tưởng về CNXH với nhiều màu sắc khác nhau. Các nước Á - Phi có nhiều điểm tương đồng về mặt lịch sử xã hội với Việt Nam, tư tưởng XHCN ở những nước này cũng sớm hình thành trong phong trào giải phóng dân tộc, do vậy việc tìm hiểu tư tưởng XHCN ở các nước này có giá trị tham khảo đối với quan điểm lý luận và thực tiễn, cũng như khẳng định về những thành tựu xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay.

Quan điểm của Đảng Cộng sản Pháp về chủ nghĩa xã hội

Quan điểm của Đảng Cộng sản Pháp về chủ nghĩa xã hội

(LLCT) - Trong bối cảnh thế giới đang biến động mạnh mẽ, mỗi quốc gia đều đứng trước nhiều cơ hội và thách thức đan xen, Đảng Cộng sản Pháp đã đề ra những quan điểm về xây dựng chủ nghĩa xã hội kiểu Pháp, xác định các chủ thể lực lượng chính cho quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Pháp và phương pháp thực hiện các quan điểm đó. Bài viết góp phần làm rõ những vấn đề nêu trên.

Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 2014 đến nay

Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 2014 đến nay

(LLCT) - Quan hệ Ấn Độ - Nga là mối quan hệ truyền thống tốt đẹp. Bài viết phân tích thực trạng quan hệ đối tác chiến lược đặc biệt và ưu tiên Ấn Độ - Nga trên các trụ cột: chính trị, ngoại giao; quốc phòng; khoa học - công nghệ; kinh tế, văn hóa, hợp tác trong các vấn đề khu vực và quốc tế.

Việt Nam trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc

Việt Nam trong chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc

(LLCT) - Việt Nam - Hàn Quốc đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, trong đó đã có hơn 10 năm là đối tác chiến lược; hai nước đang hướng đến Đối tác chiến lược toàn diện trong thời gian tới. Bài viết làm rõ nội dung Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc và vị trí, vai trò quan trọng của Việt Nam trong Chính sách hướng Nam mới của Hàn Quốc.

Trang 4 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền