Trang chủ    Quốc tế

Quốc tế

Phát huy nguồn lực tôn giáo ở Mỹ và Việt Nam

Phát huy nguồn lực tôn giáo ở Mỹ và Việt Nam

(LLCT) - Tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong xã hội Mỹ, thể hiện cụ thể trên các lĩnh vực kinh tế, giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá. Có được những kết quả đó là do nước Mỹ đã chú trọng xây dựng chính sách tôn giáo phù hợp; giáo dục người dân về sự chia sẻ, việc làm thiện nguyện và thực hiện các chính sách ưu tiên dành cho những hoạt động đóng góp của tôn giáo. Những thực tế này có giá trị tham khảo cho Việt Nam trong bối cảnh mong muốn phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực tôn giáo cho phát triển đất nước.

Nhìn lại ASEAN năm 2020 để vững bước trong năm 2021 và những năm tiếp theo

Nhìn lại ASEAN năm 2020 để vững bước trong năm 2021 và những năm tiếp theo

(LLCT) - Phát huy chủ đề “Gắn kết và Chủ động thích ứng”, trong nhiệm kỳ Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam đã cùng ASEAN vượt qua những khó khăn, thách thức chưa từng có và đạt được nhiều thành quả quan trọng trong xây dựng Cộng đồng và liên kết khu vực. Trong bối cảnh thế giới và khu vực đầy khó khăn, bất ổn, ASEAN cần tiếp tục phát huy tinh thần gắn kết, chủ động thích ứng, kế thừa và tiếp nối những thành quả đạt được trong năm 2020 để vững bước trong năm 2021 và những năm tiếp theo. Là thành viên chủ động, tích cực và có trách nhiệm, Việt Nam sẽ tiếp tục có những đóng góp vào việc xây dựng một Cộng đồng ASEAN gắn kết về chính trị, liên kết về kinh tế và sẻ chia trách nhiệm xã hội, xử lý hiệu quả các thách thức đang đặt ra để phát triển bền vững.

Đại dịch Covid-19: Nhìn từ góc độ “cú sốc ngoại sinh”

Đại dịch Covid-19: Nhìn từ góc độ “cú sốc ngoại sinh”

(LLCT) - Đại dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020, song đến nay vẫn chưa thể dự đoán được khả năng kiểm soát một cách hoàn toàn chủ động cũng như thời điểm kết thúc đại dịch này. Trong thời gian đầu, thế giới đã trải qua trạng thái bị động trong xử lý, ứng phó với đại dịch. Sự bị động này là do đại dịch Covid-19 là “cú sốc ngoại sinh” với mọi chủ thể. Vì vậy, nhận diện về “cú sốc ngoại sinh” và cách thức vận hành nền kinh tế trong bối cảnh thường xuyên phải đối diện với các “cú sốc ngoại sinh” là vấn đề đặt ra với các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Xử lý vấn đề việc làm và quan hệ lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

Xử lý vấn đề việc làm và quan hệ lao động trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0

(LLCT) - Bài viết chỉ ra các khó khăn, thách thức trong việc xử lý vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0), chia sẻ kinh nghiệm của một số nước Châu Âu, từ đó đề xuất giải pháp xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa, ổn định. 

ASEAN với khủng hoảng chính trị tại Mianma

ASEAN với khủng hoảng chính trị tại Mianma

(LLCT) - Nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau góp phần giúp ASEAN trở thành tổ chức khu vực thành công nhất, bền vững nhất trong xây dựng môi trường ổn định, hòa bình và an ninh. Tuy nhiên, việc thực hiện cứng nhắc nguyên tắc này đã bộc lộ những bất cập trong ứng phó của ASEAN với một số vấn đề nhạy cảm, phức tạp như khủng hoảng chính trị tại Mianma hiện nay. Bài viết bước đầu đưa ra đánh giá về những phản ứng của ASEAN trước những bất ổn chính trị tại Mianma và đề xuất, gợi mở một số hàm ý cho mục tiêu xây dựng ASEAN đến năm 2025.

ASEAN chủ động kiến tạo “vai trò trung tâm” hợp tác kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh đại dịch Covid-19

ASEAN chủ động kiến tạo “vai trò trung tâm” hợp tác kinh tế ở châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh đại dịch Covid-19

(LLCT) - Năm 2020, nền kinh tế thế giới suy giảm tăng trưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. ASEAN đã nỗ lực khắc phục khó khăn, tiếp tục cam kết và duy trì “vai trò trung tâm”trong các cơ chế hợp tác kinh tế khu vực và liên khu vực. Việt Nam là nước Chủ tịch ASEAN-2020, đã tích cực, chủ động cùng các quốc gia ASEAN thúc đẩy hợp tác kinh tế, đưa lại những thành công nhất định, đồng thời tạo lòng tin cho các đối tác.

Truyền thông cho dân tộc thiểu số ở Mỹ và New Zealand

Truyền thông cho dân tộc thiểu số ở Mỹ và New Zealand

(LLCT) - Hiện nay, truyền thông cho cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) ở các nước trên thế giới phát triển đa dạng với nhiều loại hình, hướng đến nhiều nhóm cộng đồng DTTS khác nhau. Bài viết phân tích những điểm nổi bật trong thực tiễn truyền thông cho cộng đồng DTTS ở Mỹ và truyền thông cho cộng đồng người gốc Nam Phi ở New Zealand, từ đó rút ra gợi mở về nội dung, phương thức truyền thông DTTS ở Việt Nam.

Nền chính trị Mỹ - Nhìn từ cuộc bẩu cử Tổng thống năm 2020

Nền chính trị Mỹ - Nhìn từ cuộc bẩu cử Tổng thống năm 2020

(LLCT) - Trong lịch sử bầu Tổng thống Mỹ, từng diễn ra sự bất đồng và bất ổn xã hội. Tuy nhiên, cuộc bầu cử năm 2020 đã bộc lộ rõ hơn nhiều vấn đề từ nền chính trị Mỹ; những thách thức và cách ứng phó của nền dân chủ Mỹ trước chủ nghĩa dân tộc quốc gia, chủ nghĩa dân túy và chủ nghĩa sùng bái cá nhân… Dưới góc độ chính trị học, qua cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, có thể thấy, giá trị dân chủ mang tính phổ biến, bền vững, nhưng nền dân chủ thì phải không ngừng tiếp tục hoàn thiện, hoặc là thế giới cần phải tìm đến một mô hình thể chế chính trị tiến bộ hơn.

Về chế định nguyên thủ quốc gia trên thế giới hiện nay

Về chế định nguyên thủ quốc gia trên thế giới hiện nay

(LLCT) - Nguyên thủ quốc gia có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng, không chỉ là biểu tượng cho sức mạnh, sự phát triển, giá trị truyền thống văn hóa, lịch sử của một quốc gia, mà còn thể hiện vị thế của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Chính vì vậy, nguyên thủ quốc gia là một chế định không thể thiếu trong tổ chức bộ máy và thực thi quyền lực nhà nước. Bài viết tập trung phân tích làm rõ quan niệm, vai trò, vị trí, chức năng, thẩm quyền của nguyên thủ quốc gia.

Đồng bộ thể chế nhằm đạt tăng trưởng bao trùm của Singapore và kinh nghiệm đối với Việt Nam

Đồng bộ thể chế nhằm đạt tăng trưởng bao trùm của Singapore và kinh nghiệm đối với Việt Nam

(LLCT) - Thể chế đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng bao trùm của một quốc gia. Bài viết nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đồng bộ thể chế của Singapore trên các nội dung như thể chế hành chính, thể chế kinh tế, thể chế chính trị, từ đó rút ra bài học cho Việt Nam trong quá trình đổi mới thể chế, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng bao trùm.

Quan hệ truyền thống, gắn bó đặc biệt giữa Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam

Quan hệ truyền thống, gắn bó đặc biệt giữa Đảng Cộng sản Pháp và Đảng Cộng sản Việt Nam

(LLCT) - Đảng Cộng sản (ĐCS) Pháp và ĐCS Việt Nam có mối quan hệ gắn bó đặc biệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ của ĐCS Việt Nam là một trong những người tham gia thành lập ĐCS Pháp. Qua thời gian, tình hữu nghị giữa hai đảng được củng cố sâu sắc, là minh chứng cho tinh thần quốc tế của những người cộng sản cùng chiến đấu cho lý tưởng chung. Tháng 12-2020 đánh dấu 100 năm ngày thành lập ĐCS Pháp, là thời điểm ý nghĩa để nhìn lại mối quan hệ giữa hai đảng, kỷ niệm tình hữu nghị và sự đoàn kết giữa những người cách mạng Pháp và Việt Nam.

Hợp tác và xung đột quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

Hợp tác và xung đột quốc tế trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19

(LLCT) - Đại dịch COVID-19 đang đặt ra những thách thức chưa từng có trong quan hệ quốc tế. Hợp tác quốc tế là nhân tố quan trọng mang tính quyết định để giải quyết đại dịch này. Tuy nhiên, bên cạnh việc thúc đẩy hợp tác và tăng cường đoàn kết chống đại dịch, thế giới cũng đang bị chia rẽ, xung đột lợi ích nghiêm trọng trong giải quyết các vấn đề do đại dịch gây ra. Chỉ khi nào các nước có tiếng nói chung, có các hành động phối hợp toàn cầu mới có thể mang lại hiệu quả trong việc giải quyết các mối đe dọa của đại dịch COVID-19.

Vai trò của truyền thông chính sách đối với hoạt động của chính phủ ở các nước

Vai trò của truyền thông chính sách đối với hoạt động của chính phủ ở các nước

(LLCT) - Truyền thông chính sách là một phần trong hoạt động của chính phủ nhằm đưa thông tin về chính sách đến người dân, thuyết phục họ thay đổi nhận thức và hành vi đúng pháp luật, là kênh để chính phủ lấy ý kiến nhân dân khi xây dựng chính sách mới, điều chỉnh chính sách hiện tại, tạo ra sự đồng thuận xã hội. Nhận thức rõ vai trò của truyền thông chính sách sẽ giúp chính phủ và các nhà truyền thông có chiến lược phù hợp, xây dựng sự đồng thuận xã hội.

Vị trí của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay

Vị trí của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ hiện nay

(LLCT) - Trong Báo cáo Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (IPSR) công bố tháng 6-2019, cùng với việc chỉ ra bốn thách thức lớn đối với lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, chính quyền của Tổng thống D. Trump đã nhấn mạnh sẽ “xây dựng quan hệ đối tác chiến lược” với Việt Nam để bảo vệ lợi ích, an ninh quốc gia của Mỹ cũng như của đồng minh và đối tác. Điều này cho thấy, Mỹ coi trọng hợp tác với Việt Nam, muốn nâng cấp quan hệ từ “đối tác toàn diện” lên “đối tác chiến lược”. Với vị trí của Việt Nam trong Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, Việt Nam có thể tranh thủ cơ hội và hạn chế thách thức để bảo đảm lợi ích, an ninh quốc gia.

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI

Chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI

(LLCT) - Những năm đầu thế kỷ XXI, Ấn Độ đã điều chỉnh chính sách đối ngoại với các nước lớn và một số khu vực trên thế giới; “Liên kết với phương Tây và hướng về phía Đông”, thực hiện chính sách ngoại giao toàn diện, lấy ngoại giao kinh tế là trọng tâm... nhằm nâng cao vị thế quốc tế, tầm ảnh hưởng trong khu vực và thế giới, tạo môi trường hòa bình, ổn định để thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững; bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Bài viết tập trung làm rõ mục tiêu, nguyên tắc, phương châm, nhiệm vụ, định hướng chính sách đối ngoại của Ấn Độ những năm đầu thế kỷ XXI.

Trang 8 trong tổng số 27 trang.

Thông tin tuyên truyền