Trang chủ    Giới thiệu    Quy trình biên tập, bình duyệt
Thứ tư, 06 Tháng 10 2021 16:09
4304 Lượt xem

Quy trình biên tập, bình duyệt

Tạp chí Lý luận chính trị áp dụng chính sách bình duyệt (phản biện), theo đó toàn bộ bài đăng trên tạp chí (in và điện tử) được phản biện. Tạp chí thực hiện phản biện kín hai chiều, người phản biện bài viết không được biết thông tin về tác giả bài viết và ngược lại.

- Quy trình biên tập, phản biện bài trên Tạp chí in

Quy trình cơ bản gồm các bước như sau:  

  Bước 1: Tiếp nhận bản thảo gửi đến, quét trùng lặp

  Bước 2: Thẩm định sơ bộ bản thảo

  Bước 3: Phản biện nội dung

  Bước 4: Phản hồi tác giả

  Bước 5: Phân công biên tập

  Bước 6: Biên tập

  Bước 7: Xin ý kiến chuyên gia

  Bước 8: Duyệt bản thảo

  Bước 9: Trao đổi tác giả

  Bước 10: Hoàn thiện bản thảo

  Bước 11: Dự kiến mục lục

  Bước 12: Dịch mục lục, tóm tắt

  Bước 13: Chế bản

  Bước 14: Đọc soát                    

  Bước 15: Chuyển nhà in và lưu bản thảo

- Quy trình biên tập, phản biện bài trên Tạp chí điện tử

 

 Quy trình cơ bản gồm các bước như sau:  

  Bước 1: Tiếp nhận bản thảo gửi đến, quét trùng lặp

  Bước 2: Thẩm định bản thảo

  Bước 3: Phản biện bản thảo

  Bước 4: Phản hồi tác giả (nếu cần thiết)

  Bước 5: Biên tập bản thảo

  Bước 6: Duyệt bản thảo

  Bước 7: Xuất bản tin, bài

Trong bước thẩm định sơ bộ, kiểm tra trùng lặp, Ban Biên tập Tạp chí thẩm định các bài viết, đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu cơ bản về tính khoa học, tính chính trị, tính pháp lý, tính phù hợp chuyên môn, bố cục, kết cấu, dung lượng.

Bài viết có tỷ lệ trùng lặp cao, không thỏa mãn các điều kiện trên sẽ không vượt qua vòng thẩm định sơ bộ và Tạp chí sẽ gửi phản hồi từ chối đến tác giả.

- Các bài viết vượt qua vòng thẩm định sơ bộ, đủ điều kiện sẽ được gửi phản biện. Các chuyên gia phản biện căn cứ vào hệ thống các tiêu chí cụ thể để thẩm định bài viết, cụ thể trên các phương diện sau:

  + Sự phù hợp của bài viết với tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực của Tạp chí

  + Tên bài viết và tóm tắt khoa học

  + Tính mới, tính logic, nhất quán của bài viết       

  + Tính chính trị, pháp lý                              

  + Về các luận điểm khoa học và thực tiễn

  + Về cập nhật số liệu, bối cảnh tình hình có liên quan

  + Về dự báo, giải pháp, kiến nghị

  + Về quy chuẩn kỹ thuật trình bày, trích dẫn, chú thích, tài liệu tham khảo…

  + Gợi ý hướng hoàn thiện bài viết

Sau bước phản biện, bài viết được phân loại như sau:

  (i) Bài viết có thể sử dụng

  (ii) Bài viết cần chỉnh sửa, bổ sung theo yêu cầu phản biện

  (iii) Bài viết không thể sử dụng

Ở khâu biên tập, sau khi có ý kiến phản biện, nhận xét, bài viết sẽ được biên tập viên biên tập về kỹ thuật trình bày, nội dung chuyên môn, học thuật, văn học,…

Sau đó, bài viết được phê duyệt bởi Trưởng Phòng biên tập, Phó Tổng biên tập, Tổng biên tập

Mục lục tạp chí in mỗi số sẽ do Chủ tịch Hội đồng biên tập phê duyệt.

Thông tin tuyên truyền