Trang chủ    Đào tạo - Bồi dưỡng

Đào tạo - Bồi dưỡng

Yêu cầu rèn luyện phong cách, tác phong của giảng viên đại học

Yêu cầu rèn luyện phong cách, tác phong của giảng viên đại học

ThS PHẠM VĂN HÙNG
Đại học Hồng Đức

(LLCT) - Trong giáo dục đại học, phong cách, tác phong của giảng viên có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tu dưỡng, rèn luyện, hình thành nhân cách của sinh viên và chất lượng hiệu quả giáo dục, đào tạo của nhà trường. Vì vậy, tăng cường rèn luyện phong cách, tác phong của giảng viên là một trong những nội dung quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Bài viết đánh giá khái quát sự cần thiết, từ đó đề xuất một số yêu cầu rèn luyện phong cách, tác phong giảng viên đại học hiện nay.
 

Phát triển đội ngũ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay

Phát triển đội ngũ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật trong bối cảnh hiện nay

TS NGUYỄN HUY PHÒNG
Viện Văn hóa và Phát triển,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 16-6-2008 của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục xây dựng và phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, đội ngũ nghiên cứu lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, có nhiều đóng góp quan trọng vào sự phát triển nền văn học, nghệ thuật nước nhà. Tuy nhiên, trong bối cảnh mới, đội ngũ này gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nhận diện đúng thực trạng để có giải pháp khắc phục là việc làm cần thiết để văn học, nghệ thuật ngày càng phát triển, đáp ứng niềm mong đợi của công chúng và đời sống nghệ thuật hiện nay.
 

Truyền cảm hứng là một trong những năng lực cơ bản của người lãnh đạo

Truyền cảm hứng là một trong những năng lực cơ bản của người lãnh đạo

ThS ĐOÀN NGỌC HÀ
Vịện Lãnh đạo học và Chính sách công,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Truyền cảm hứng là một trong những năng lực cơ bản của người lãnh đạo, là một cách thức thúc đẩy hoạt động thực tiễn đạt hiệu quả; là biện pháp để tạo sự đồng lòng, đồng thuận phấn đấu vì mục tiêu chung của tổ chức, cùng xây dựng tổ chức ngày càng phát triển. Tiếp cận từ góc độ tâm lý học lãnh đạo, truyền cảm hứng là năng lực chuyên biệt, thể hiện những phẩm chất độc đáo, riêng biệt của người lãnh đạo trong hoạt động lãnh đạo.
 

Giáo dục ý thức dân tộc, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam trong xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế

Giáo dục ý thức dân tộc, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ Việt Nam trong xây dựng, phát triển đất nước và hội nhập quốc tế

ThS NGUYỄN THÙY LINH
ThS TÀO THANH HUYỀN

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(LLCT) - Ý thức dân tộc, lòng yêu nước là giá trị rất quan trọng đối với mỗi người dân trong việc xây dựng đất nước thành quốc gia phát triển, thịnh vượng, hòa bình, hạnh phúc trước những thách thức ngày càng gia tăng của toàn cầu hóa. Do đó, giáo dục ý thức dân tộc, đặc biệt là cho thế hệ trẻ, có vai trò vô cùng quan trọng, cần được thực hiện một cách bài bản, có hệ thống.
 

Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế

Xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế

PGS, TS TRẦN THỊ MINH TUYẾT
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(LLCT) - Trước tiến trình toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng của nhân loại, Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối tích cực, chủ động hội nhập quốc tế toàn diện. Điều đó đặt ra yêu cầu cần có năng lực làm việc trong môi trường lao động quốc tế của đội ngũ cán bộ hiện nay. Bài viết phân tích các yếu tố thúc đẩy yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực làm việc trong môi trường quốc tế, xác định các phẩm chất, năng lực cần thiết đáp ứng môi trường làm việc quốc tế. Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp nâng cao năng lực làm việc đáp ứng yêu cầu của môi trường làm việc quốc tế của đội ngũ cán bộ hiện nay.
 

Phương pháp phân tích chính sách đối ngoại trong nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện nay

Phương pháp phân tích chính sách đối ngoại trong nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện nay

TS LƯU THÚY HỒNG

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

(LLCT) - Chính sách đối ngoại là quyết định chiến lược chính trị của quốc gia trong quan hệ quốc tế. Phân tích chính sách đối ngoại là một nhiệm vụ, công việc thường xuyên và quan trọng. Do các chính sách đối ngoại có đặc thù vừa công khai vừa nửa công khai, bí mật nửa bí mật nên việc tìm kiếm văn bản chính sách đối ngoại gặp nhiều khó khăn, việc phân tích chính sách đối ngoại cũng vì đó trở nên phức tạp. Do đó, cách tiếp cận khi nghiên cứu chính sách đối ngoại sẽ đa dạng với nhiều phương pháp phân tích khác nhau. Bài viết cung cấp một số phương pháp phân tích chính sách đối ngoại giúp tăng cường sự lựa chọn khi phân tích, nghiên cứu chính sách đối ngoại.

Đội ngũ văn nghệ sĩ quân đội học tập và rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị

Đội ngũ văn nghệ sĩ quân đội học tập và rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị

(LLCT) - Đội ngũ văn nghệ sĩ quân đội là những “chiến sĩ - nghệ sĩ”, có vai trò rất quan trọng trong công tác tư tưởng - văn hóa. Những năm qua, đội ngũ văn nghệ sĩ quân đội đã được quan tâm, chăm lo phát triển về mọi mặt, nhất là về bản lĩnh chính trị, nên đã có những đóng góp đáng ghi nhận, góp phần xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và giữ vững trận địa tư tưởng - văn hóa trong xã hội. Bài viết tập trung làm rõ sự cần thiết và đề xuất nội dung, biện pháp chủ yếu để tiếp tục nâng cao bản lĩnh chính trịcủa đội ngũ này trong thời kỳ mới.

Tăng cường tính thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học

(LLCT) - Lý luận chính trị là hệ thống tri thức phản ánh quy luật, bản chất của lĩnh vực chính trị - xã hội. Bài viết làm rõ tính tất yếu và thực trạng tính thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị tại các trường đại học ở nước ta hiện nay. Từ đó, đề xuất giải pháp nhằm tăng cường tính thực tiễn trong giảng dạy lý luận chính trị ở các trường đại học đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước.

Những nhân tố chi phối triết lý giáo dục và việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

Những nhân tố chi phối triết lý giáo dục và việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

(LLCT) - Triết lý giáo dục ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung, phương pháp dạy và học. Tuy nhiên, hiện nay triết lý giáo dục vẫn đang được xem là vấn đề cần được nghiên cứu một cách thấu đáo trong hệ thống giáo dục Việt Nam. Bài viết góp phần bàn luận về triết lý giáo dục và việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay. 

Tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị gắn với công tác cán bộ nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên

Tăng cường công tác giáo dục lý luận chính trị gắn với công tác cán bộ nhằm nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ, đảng viên

(LLCT) - Để hoàn thành nhiệm vụ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân; để đủ năng lực hoàn thành tốt nhiệm vụ trước những khó khăn, thách thức, cạm bẫy của cuộc sống cũng như giữ vững và bảo vệ được nền tảng tư tưởng của Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng đều phải thực sự trong sạch, vững mạnh, tiền phong, gương mẫu; đều phải không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị, trí tuệ, phẩm chất đạo đức cách mạng, ý thức tổ chức kỷ luật và thực hiện nghiêm các nguyên tắc xây dựng Đảng. 

Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị trong nhà trường quân đội

Nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên các môn lý luận chính trị trong nhà trường quân đội

(LLCT) - Đối với các nhà trường Quân đội, việc giảng dạy, học tập các môn lý luận chính trị có ý nghĩa quan trọng bởi đây là những môn học trang bị thế giới quan, phương pháp luận và những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; góp phần hình thành, phát triển các phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống của quân nhân cách mạng. Trên cơ sở phân tích vai trò, thực trạng đội ngũ giảng viên lý luận trong các nhà trường Quân đội, bài viết đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của đội ngũ này, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.

Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

Xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới

(LLCT) - Bài viết phân tích, làm rõ vai trò của đội ngũ trí thức Công an nhân dân đối với sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng; thực trạng trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức Công an nhân dân, làm rõ những tồn tại, khuyết điểm, những thách thức và yêu cầu đặt ra. Trên cơ sở đó, gợi mở một số giải pháp xây dựng, phát triển, đào tạo, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ trí thức Công an nhân dân và trách nhiệm của đội ngũ trí thức này đối với nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong điều kiện mới

Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong điều kiện mới

(LLCT) - Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo, bồi dưỡng. Phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng là việc xây dựng mới hoặc điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện, mở rộng, cập nhật, nâng cao các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.  Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, với tư cách là ngôi trường cao cấp nhất của Đảng, là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội..., luôn đặc biệt quan tâm việc phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần sớm khắc phục. Trong thời gian tới, Học viện cần tiếp tục đổi mới việc phát triển chương trình đào tạo, bồi dưỡng theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp, bản sắc và hội nhập.

Nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong bối cảnh hiện nay

Nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong bối cảnh hiện nay

(LLCT) - Việc nghiên cứu, giảng dạy Chính trị học ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 90 thế kỷ XX, nhanh chóng khẳng định được vị trí của mình và có nhiều đóng góp đối với thực tiễn đời sống chính trị của đất nước. Bối cảnh quốc tế và trong nước hiện nay đang đặt ra nhiều thuận lợi và khó khăn trong nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học. Bài viết tập trung làm rõ những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu và giảng dạy Chính trị học trong bối cảnh mới hiện nay.

Phát huy vai trò của các trường chính trị trong tham gia tổng kết thực tiễn

Phát huy vai trò của các trường chính trị trong tham gia tổng kết thực tiễn

(LLCT) - Tham gia tổng kết thực tiễn là một trong những chức năng, nhiệm vụ quan trọng của trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là trường chính trị cấp tỉnh). Bài viết làm rõ vai trò của tổng kết thực tiễn trong phục vụ nâng cao chất lượng dạy học của trường chính trị - trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở địa phương; đồng thời, từng bước đẩy mạnh, nâng cao chất lượng tham mưu, cung cấp luận cứ xây dựng các chủ trương, chính sách, cơ chế của địa phương, cơ sở. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, bài viết đề xuất giải pháp phát huy vai trò của trường chính trị cấp tỉnh trong tham gia tổng kết thực tiễn địa phương, cơ sở, đồng thời đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với sự phát triển của hệ thống trường chính trị cấp tỉnh hiện nay.

Trang 2 trong tổng số 17 trang.

Thông tin tuyên truyền