Trang chủ    Đào tạo - Bồi dưỡng

Đào tạo - Bồi dưỡng

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và một số vấn đề đặt ra trong hội nhập quốc tế

(LLCT) - Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) là một trong những nhân tố quyết định trực tiếphiệu lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị.Do vậy, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng thực thi công vụ, rèn luyện phẩm chất đạo đức công vụ cho đội ngũ CBCC, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế.

Quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị

Quán triệt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII trong nghiên cứu, giảng dạy lý luận chính trị

(LLCT) - Trong công tác xây dựng Đảng, đội ngũ những nhà giáo, những người làm công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận chính trị đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc truyền bá, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với toàn xã hội. Song do nhiều nguyên nhân, một bộ phận cán bộ, giảng viên làm nhiệm vụ này đã có những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, suy thoái đạo đức, lối sống. Điều đó đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Đảng, đồng thời là nguy cơ đe dọa sự tồn vong của chế độ, của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trước tình hình đó, việc học tập quán triệt nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng trong đội ngũ này thực sự là một yêu cầu cấp bách đặt ra hiện nay.

Viện Kinh tế chính trị học 60 năm không ngừng đổi mới và phát triển

(LLCT) - Viện Kinh tế chính trị học, tiền thân là Tổ Kinh tế chính trị của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương được thành lập ngày 7-9-1957. Đây là thời kỳ nước ta thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng CNXH ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam. Do vậy, nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng tư duy, lý luận kinh tế cho đội ngũ cán bộ trung, cao cấp của Đảng và Nhà nước, được đặt ra một cách cấp bách, với những yêu cầu mới theo tinh thần Chỉ thị của Ban Bí Thư Trung ương Đảng, ngày 8-2-1957: “Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương phải đổi mới về mọi mặt nhằm phục vụ nâng cao lý luận của Đảng đặng giải quyết sự đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng, để Đảng ta có thể hoàn thành tốt hơn sứ mệnh của mình”.

Khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên trong các trường chính trị tỉnh

(LLCT) - Kiểm tra, đánh giá là hai mặt của một quá trình, là hai khâu trong quá trình đào tạo, có quan hệ mật thiết với nhau. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của người học có quan hệ chặt chẽ với hoạt động giảng dạy và tổ chức học tập.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Trong những năm qua, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, với tư cách là ngôi trường cao cấp nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý cho Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. Coi đây là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, Học viện đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, vừa tham gia xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, vừa góp phần củng cố và tăng cường tình hữu nghị tươi thắm giữa hai bên.

Xây dựng văn hóa Trường Đảng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Xây dựng văn hóa Trường Đảng theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

(LLCT) - Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tất cả các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, trong đó có Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đang không ngừng học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Chủ tịch Hồ Chí Minh nhằm xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh.

Đổi mới giảng dạy triết học theo hướng coi trọng trang bị và rèn luyện phương pháp tư duy cho cán bộ lãnh đạo, quản lý

(LLCT) - Đại hội XII của Đảng nhận định: “Hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị còn nhiều bất hợp lý. Phương pháp giảng dạy, học tập lý luận chính trị còn lạc hậu”(1).  Vì vậy, “Tiếp tục đổi mới hệ thống chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị theo hướng nâng cao chất lượng, chú trọng tính hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng”(2) là nhiệm vụ cấp bách của Học viện Chính trị quốc gia, trong đó có môn triết học.

Đào tạo nguồn nhân lực an sinh xã hội đáp ứng yêu cầu bức thiết của xã hội

(LLCT) - An sinh xã hội (ASXH) bao gồm một hệ thống các chính sách và chương trình do Nhà nước, các đối tác xã hội và tư nhân thực hiện nhằm hỗ trợ, nâng cao năng lực của cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng quản lý những rủi ro do mất việc làm, tuổi già, ốm đau, thiên tai, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, khủng hoảng kinh tế dẫn đến mất thu nhập và giảm khả năng tiếp cận đến hệ thống dịch vụ xã hội cơ bản. Ở Việt Nam, cấu trúc của hệ thống ASXH gồm 5 trụ cột: 1) Bảo hiểm xã hội; 2) Bảo hiểm y tế; 3) Bảo hiểm thất nghiệp; 4) Cứu trợ xã hội; 5) Trợ giúp và ưu đãi xã hội. 3 chức năng chiến lược là: Phòng ngừa rủi ro, giảm thiểu rủi ro và khắc phục rủi ro.

Những vấn đề của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

Những vấn đề của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

(LLCT) - Trên cơ sở tổng kết thành tựu và hạn chế của 30 năm đổi mới, một trong những nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2016-2020 mà Đại hội XII của Đảng xác định là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ; phát huy vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, đào tạo và khoa học, công nghệ đối với sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước”(1). Đó vừa là nhiệm vụ vừa là động lực quan trọng để “Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc và dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”(2). Như vậy, đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục - đào tạo là vấn đề then chốt hiện nay.

Dạy và học các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng - Thực trạng và giải pháp

(LLCT) - Sinh viên là nguồn cho đội ngũ trí thức. Sinh viên không chỉ cần có kiến thức chuyên môn vững vàng mà cần phải có những phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng và lý tưởng sống cao đẹp. Các môn lý luận chính trị trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học, đồng thời bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường chính trị (qua thực tế Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng)

Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở các trường chính trị (qua thực tế Trường Chính trị tỉnh Lâm Đồng)

(LLCT) - Trong những năm qua, các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong đó, công tác chủ nhiệm lớp luôn được lãnh đạo các nhà trường, coi là nhiệm vụ hàng đầu. Tuy vậy, công tác này cũng còn những hạn chế cần đổi mới, tăng cường.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở tỉnh Hưng Yên

Công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị ở tỉnh Hưng Yên

(LLCT) - Trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế, công tác đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có đào tạo bồi dưỡng lý uận chính trị, đóng vai trò, vị trí quan trọng đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ. Công tác này cũng đang có nhiều yêu cầu mới, đặt ra những vấn đề về tổ chức và hoạt động của các Trường chính trị tỉnh, thành phố.

Công tác tuyển sinh cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Công tác tuyển sinh cao cấp lý luận chính trị ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

(LLCT) - Công tác tuyển sinh có ý nghĩa to lớn đối với chất lượng, hiệu quả của bất kỳ loại hình đào tạo, bồi dưỡng nào cho nên nó luôn được chú trọng. Đối với đào tạo cao cấp lý luận chính trị - hệ đào tạo đặc biệt quan trọng dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, thể hiện rõ nét bản sắc của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, vai trò của công tác tuyển sinh lại càng được đề cao.

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiểu luận cuối khóa lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (Qua thực tiễn tại trường chính trị tỉnh Bắc Giang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tiểu luận cuối khóa lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính (Qua thực tiễn tại trường chính trị tỉnh Bắc Giang)

(LLCT) - Đánh giá chất lượng đào tạo hệ Trung cấp lý luận chính trị - hành chính được thông qua kết quả các môn học trong toàn khóa học, kết quả thi tốt nghiệp và viết tiểu luận cuối khóa. Thực tế cho thấy, việc viết tiểu luận cuối khóa là điều kiện để học viên rèn luyện kỹ năng viết, vận dụng những kiến thức lý luận được trang bị với thực tiễn nội dung nghiên cứu. Đồng thời, giúp học viên thể hiện tư duy độc lập trong nghiên cứu khoa học theo chuyên đề và phát huy năng lực sáng tạo trong việc đề xuất những giải pháp, kiến nghị khả thi thuộc lĩnh vực mà học viên đang đảm nhiệm ở cơ quan, đơn vị.

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học

Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học trong các cơ sở giáo dục đại học

(LLCT) - Để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu, nhất là giảng viên tại các trường đại học và học viện phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuy nhiên, trong những năm qua, hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học các trường đại học ở Việt Nam chưa cao. Công trình nghiên cứu khoa học không mang lại hiệu quả như mong muốn, thậm chí đề tài nghiệm thu xong chỉ để “xếp ngăn kéo” diễn ra phổ biến. Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu khoa học với việc thực hiện đồng bộ các giải pháp (cả vĩ mô và vi mô) để hướng đến mục tiêu “mỗi trường đại học là một viện nghiên cứu”, để những công trình nghiên cứu thực sự đem lại hiệu quả trong giảng dạy và ứng dụng thực tiễn là việc làm rất cần thiết.

Trang 10 trong tổng số 17 trang.

Thông tin tuyên truyền