Trang chủ    Cùng bạn đọc    Phát huy truyền thống, bản sắc Trường Đảng Trung ương, tiếp tục đổi mới sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, xứng đáng là Trường Đảng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại
Thứ hai, 31 Tháng 8 2020 16:33
1163 Lượt xem

Phát huy truyền thống, bản sắc Trường Đảng Trung ương, tiếp tục đổi mới sáng tạo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, xứng đáng là Trường Đảng mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại

Từ những năm đầu thế kỷ XX, khi đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã nhận thức rõ vai trò đặc biệt quan trọng của công tác đào tạo cán bộ, công tác lý luận đối với sự nghiệp cách mạng. Người đã nghiên cứu, biên soạn các bài giảng và trực tiếp mở các lớp huấn luyện cán bộ để chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng cách mạngở Việt Nam.Đường cách mệnhlà tập bài giảng mà lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã dùng để huấn luyện và đào tạo những lớp cán bộ cốt cán đầu tiên của phong trào cách mạng nước ta. Trong công tác đào tạo cán bộ, ngoài bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chính cương, quan điểm, đường lối cách mạng, Người còn hết sức chú trọng đến việc rèn luyện tư cách, phẩm chất của cán bộ. Ngay trong trang đầu của tác phẩm quan trọng này, Người đã để lại những lời dạy bảo quý báu về “Tư cách một người cách mệnh”: “Tự mình phải: Cần, kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo. Nói thì phải làm. Giữ chủ nghĩa cho vững. Hy sinh. Ít lòng tham muốn về vật chất. Bí mật. Đối người phải: Với từng người thì khoan thứ. Với đoàn thể thì nghiệm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người. Làm việc phải: Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. Phục tùng đoàn thể(1). Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người Thầy đầu tiên gieo hạt giống cho sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Đảng và cách mạng Việt Nam.

Năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử cách mạng và dân tộc ta. Nhờ coi trọng công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhờ có đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành thắng lợi Cách mạng Tháng Tám năm 1945, đánh đổ thực dân, phong kiến, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng, Đảng ta tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ. Đầu năm 1949, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đã khai giảng khóa đầu tiên tại xã Bình Thành, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Tháng 9-1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm trường và dự lễ khai giảng khóa II. Đây là một sự kiện lịch sử đầy ý nghĩa, đánh dấu mốc son truyền thống của Nhà trường. Lời huấn thị thiêng liêng của Người được ghi trong sổ vàng truyền thống:

“Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại. Muốn đạt được mục đích thì phảicần, kiệm, liêm, chính, chí công,vô tư”(2)đã trở thành kim chỉ nam cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc - nay là Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Trong những năm tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, vượt lên mọi khó khăn, hy sinh, gian khổ, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc đã mở nhiều lớp đào tạo, huấn luyện cán bộ với nội dung chương trình bao gồm những vấn đề lý luận chủ yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối,chính sách của Đảng. Gần 6 nghìn cán bộ, đảng viên được đào tạo dưới mái Trường Đảng đã tích cực hòa mình vào sự nghiệp cách mạng, góp phần xứng đáng vào thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc chuyển về thủ đô Hà Nội và mở các khóa đào tạo lý luận dài hạn, có hệ thống. Năm 1962, Trường đổi tên thành Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương, thực hiện nhiệm vụ đào tạo cán bộ trung, cao cấp; đào tạo cán bộ giảng dạy lý luận chính trị; các hệ lớp, các cơ sở đào tạo của Trường tiếp tục được mở rộng. Hơn 40 nghìn cán bộ của các ban, bộ, ngành Trung ương, các địaphương, các chiến trường đã được đào tạo, bồi dưỡng trở thành những cán bộ nòng cốt góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, mang lại tự do, hạnh phúc cho nhân dân. Những chiến công, sự hy sinh của các thế hệ thầy và trò Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương đã góp phần tô thắm lá cờ vẻvangcủa Đảng và của dân tộc, viết nên những trang sử vàng truyền thống đầy tự hào của Trường Đảng mang tên Bác.

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, cả nước bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, tháng 7-1977, Trường đổi tên thành Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, đặt thêm cơ sở 2tại Thành phố Hồ Chí Minh, tiếp tục thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là đào tạo cán bộ trung, cao cấp và nghiên cứu khoa học lý luận.

Khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc, sau đổi thành Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã nhanh chóng cập nhật quan điểm, đường lối đổi mới để đưa vào giáo trình, nội dung giảng dạy, góp phần tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đường lối đổi mới của Đảng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Học viện được tổ chức thành hệ thống trên cả nước và đã thực hiện tốt sứ mệnh đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, các nhà khoa học lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng trong tình hình mới. Học viện cũng đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, tăng cường tổng kết thực tiễn, nhất là những vấn đề thực tiễn cấp bách, để kịp thời tham mưu cho Đảng có những quyết sách đúng đắn, phù hợp; đẩy mạnh nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng tư tưởng của Đảng, nhằm làm rõ hơn những vấn đề lý luận, nhất là lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; về phát triển lực lượng sản xuất; xây dựng quan hệ sản xuất mới; về kinh tế nhiều thành phần; phát huy dân chủ; về xây dựng nền văn hóa mới, con người mới xã hội chủ nghĩa... từ đó, đã góp phần củng cố, bảo vệ nền tảng tư tưởng, lý luận của Đảng, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thời kỳ mới, đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, thù địch.

Học viện luôn coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao, lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, mẫu mực trong chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức, lối sống. Học viện cũng tăng cường công tác quản lý hệ thống, kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; từng bước đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, đồng bộ, quản trị thông minh...

Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thống Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã ghi nhận: “Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã khẳng định được vị thế, vai trò là trung tâm quốc gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận chính trị của Đảng và Nhà nước; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý; là động lực và hình mẫu cho hệ thống các trường chính trị trong cả nước, góp phần quan trọng cho công tác tư tưởng, lý luận, giáo dục chính trị, lịch sử Đảng, xây dựng Đảng và đạo đức cách mạng trong Đảng và xã hội. Chúng ta tự hào về truyền thống quý báu của Trường Đảng Trung ương, cái nôi đào tạo cán bộ cho sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Đảng và dân tộc ta: Luôn vững vàng về bản lĩnh chính trị, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định đường lối đổi mới của Đảng. Học viện liên tục phát huy tinh thần sáng tạo, đổi mới trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, tinh thần vượt mọi khó khăn, gian khổ và thách thức để phát triển. Học viện đã và đang nỗ lực phấn đấu nêu cao hình ảnh mẫu mực của những người thy và trò dưới mái Trường Đảng cao cấp, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân như lời huấn thị thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.

Với những cố gắng, nỗ lực và thành tích lớn lao đó, Đảng và
Nhà nước ta đã trao tặng cho Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý: Huân chương Sao vàng, Huân chương Hồ Chí Minh (hai lần), danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

Trong giai đoạn mới hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tiếp tục được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó những nhiệm vụ chính trị quan trọng. Sứ mệnh của Học viện là đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trung, cao cấp, cán bộ lý luận chính trị của hệ thống chính trị có đức, có tài, ngang tầm nhiệm vụ, tuyệt đối trung thành với lý tưởng của Đảng, với sự nghiệp cách mạng, hết lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.Nghiên cứu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, bảo vệ, củng cố, phát triển nền tảng tư tưởng của Đảng và giữ vững kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam trong quá trình đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế. Bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa,đấu tranhphản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Nghiên cứu, tổng kết các vấn đề lý luận và thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước trong hoạch định đường lối, chủ trương, chiến lược phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Học viện đặt ra mục tiêu trong thời gian tới là: Giữ vững, phát huy và khẳng định vị thế trung tâm quốc gia hàng đầu có uy tín về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học lý luận của hệ thống chính trị; trung tâm quốc gia nghiên cứu khoa học lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nghiên cứu đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nghiên cứu khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý.Phát triển Học viện thành trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo cao cấp và trung tâm nghiên cứu lý luận chính trị từng bước hiện đại, hội nhập, mang đậm bản sắc Trường Đảng Trung ương, có uy tín, vị thế cao ở khu vực và thế giới.

Học viện nghiêm túc quán triệt thực hiện các quan điểm chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, nhất là Quyết định số 145-QĐ/TW ngày 08-8-2018 của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; những ý kiến chỉ đạo của Đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tại Lễ kỷ niệm 70 năm truyền thốngHọc viện, tiếp tục đổi mới sáng tạo, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Một là, Học viện tập trung xây dựng Đảng bộ Học viện thực sự trong sạch, vững mạnh, mẫu mực. Phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện của Đảng ủy Học viện và cấp ủy Đảng các cấp. Tiếp tục tinh gọn tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống Học viện. Vừa tăng cường quản lý hệ thống, tập trung, thống nhất, đồng bộ vừa đẩy mạnh phân công, phân cấp cho các đơn vị trực thuộc phát huy tính chủ động, sáng tạo.

Hai là, tiếp tục đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, từ chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy, học tập, đến quản lý, kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của học viên. Tập trung giải quyết tốt các mối quan hệ giữa chất lượng và số lượng, giữa quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo; mối quan hệ giữa đào tạo cơ bản với bồi dưỡng chức danh; giữa nâng cao kiến thức và rèn luyện phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị; giữa đào tạo cao cấp lý luận và đào tạo sau đại học... Tiếp tục đa dạng hóa các chương trình đào tạo, phù hợp với từng nhóm đối tượng học viên khác nhau. Chú trọng nâng cao chất lượng các chương trình bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các chức danh lãnh đạo, quản lý,nhất là các lớp bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Dự khuyết Trung ương Đảng, các lớp bồi dưỡng dự nguồn cán bộ cấp chiến lược, cấp tỉnh, cấp huyện,... theo hướng thiết thực, vừa trang bị tầm nhìn, tư duy chiến lược, phương pháp làm việc, vừa gắn với việc xử lý các tình huống phát sinh trong thực tiễn của địa phương, cơ quan, đơn vị và đất nước. Đặc biệt coi trọng việc giáo dục, nâng cao bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng, đạo đức cách mạng và rèn luyện tác phong chuẩn mực cho đội ngũ học viên- những nhà lãnh đạo, quản lý chủ chốt của các cấp, các ngành.

Ba , đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, bao gồm cả nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu tổng kết thực tiễn, nâng lên tầm lý luận nhằm giải đáp những vấn đề cấp bách đặt ra trong tiến trình đổi mới, hội nhập và phát triển của đất nước. Tăng cường ứng dụng, chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học để phục vụ công tác giảng dạy, tuyên truyền, giáo dục chính trị và tham mưu, tư vấn chính sách cho Đảng, Nhà nước. Gắn hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viện với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, củng cố và bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái, thù địch.

Bốn là,đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ của hệ thống Học viện. Chú trọng xây dựng đội ngũ giảng viên, các nhà khoa học, cán bộ quản lý tài năng, có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức nghề nghiệp mẫu mực, trong sáng;tầm nhìn và tư duy chiến lược, được đào tạo cơ bản, chuyên sâu về lý luận, có phương pháp sư phạm và am hiểu thực tiễn; có khả năng sử dụng, ứng dụng công nghệ trong nghiên cứu, giảng dạy,đủ năng lực làm việc trong môi trường học thuật quốc tế. Chú trọng xây dựng đội ngũ các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành.Học viện tập trung thực hiện Đề án:Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và
các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2019-2030 theo Quyết định số 587/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ trong tình hình mới.

Năm là,Học viện tăng cường nguồn lực để hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật, hạ tầng công nghệ thông tin, xây dựng và thực hiện hiệu quả mô hình quản trị Học viện thông minh, xứng tầm một trung tâm quốc gia hàng đầu về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, triển khai các mô hình đào tạo, bồi dưỡng hiện đại. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, trong công tác quản lý. Đồng thời, là đầu mối kết nối hệ thống các trường chính trị, các trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của các bộ, ngành. Học viện tiếp tục tăng cường mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác quốc tế, củng cố quan hệ với các đối tác truyền thống; hợp tác, chia sẻ những thành tựu, kinh nghiệm trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và trong nghiên cứu khoa học của thế giới, nhất là khoa học chính trị, khoa học lãnh đạo, quản lý tiên tiến, khoa học giáo dục hiện đại.

Với hơn 70 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các thế hệ cán bộ, giảng viên, công chức, viên chức của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh luôn giữ vững một niềm tin sắt son với Đảng, với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Không ngừng nỗ lực, cống hiến, đóng góp xứng đáng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp đổi mới. Ngày nay, sự nghiệp cách mạng đang đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ mới to lớn hơn, đòi hỏi Học viện vừa giữ gìn, phát huy uy tín, vị thế, bản sắc Trường Đảng Trung ương, kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định sự lãnh đạo và đường lối đổi mới của Đảng,vừa phải không ngừng đổi mới sáng tạo, không ngừng nỗ lực, phấn đầu hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ chính trị được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng giao phó, xứng đáng là Trường Đảng được vinh dự mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

__________________

Tham luận tại Đại hội Đại biểu Đảng bộ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh lần thứ III, nhiệm kỳ 2020-2025

(1) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, t.2, tr.280-281.

(2) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb.Chính trị quốc gia, H.2011, t.6, tr.208.

PGS, TS Nguyễn Duy Bắc
Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy,
Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Các bài viết khác

Thông tin tuyên truyền